Thursday, May 11, 2017

Y KHOA : CON ĐƯỜNG CHÔNG GAI ĐẾN CUỐI CUỘC ĐỜI - PHẦN 3




Khi viết phần 1, phần 2 chuyện học Y khoa, mình chỉ muốn điểm lại một cách tổng quát quá trình học để trở thành bác sĩ. Quá trình này ai cũng giống nhau. Tuy nhiên, mỗi người sẽ có nhận thức và hành động khác nhau trong từng giai đoạn.
Đó gọi là trải nghiệm cá nhân.

Trước khi nói về những trải nghiệm cá nhân, mình lại muốn quay lại chuyện trò một chút về năm mình thi rớt vào đại học Y.

Giỏi văn, dự tính sẽ thi tổng hợp ngoại ngữ nên mình học khá nhàn hạ.
Khi quyết dịnh thi Y khoa, khá muộn, nhưng do mình học rất đều các môn nên mình vẫn tự tin, tự tin đến mức hơi chủ quan.
Ban ngày đi học bình thường, ban đêm thức học thi Y khoa 3 môn Toán, Sinh Hóa. Việc thức cả đêm thú thật lúc đó mình thấy rất thoải mái. Đến những tuần sắp thi, khi đã học xong chương trình trường chỉ còn ở nhà học thi, mình vẫn giữ thói quen học ban đêm ngủ ban ngày, ngủ ngày mê mệt. Thật sự những thời gian cuối mình cảm thấy đầu mình hơi bị mù mờ.
Cảm thấy được rằng mình học và ngủ không hợp lý,. mình quyết định ngưng học kiểu đó và xây dựng lại nếp học ngày, ngủ đêm. Và nghỉ ngơi, chơi nhiều hơn học.
Đi thi trong trạng thái tâm lý khá tốt.
Vẫn nhớ rất rõ kỳ thi Toán, rất Ok. Thì Sinh Vật buổi chiều làm tạm tạm. Thi hóa sáng hôm cũng tạm tạm. Kết quả điểm số là 7-5,5-5,5 =18.  Trong khi 19 điểm mới đủ đậu.

Cảm giác thi rớt thật là buồn. Hồi đó ngoài chuyện buồn còn kéo theo chuyện lo. Một hệ lụy quan trọng là không có gạo ăn. Nhà nước sẽ cắt gạo.
Trong khi đó anh ruột thì đậu đại học Y khoa ngay và vẫn học tốt. vẫn có gạo ăn. Thời đó , học mới có gạo để ăn. Nhiều người phải bỏ đi làm hoặc chuyển qua học cao đẳng trung cấp để có gạo ăn.
Mình thì 2 phần gạo của mạ và anh đủ nuôi mình ở nhà 1 năm nữa.
Vậy là mình quyết định ở nhà ôn thi lại đại học.

Thời gian đầu, tự mình gậm nhấm nỗi buồn và nghiền ngẫm xem tại sao mình thi rớt. Điều mình rút ra được là sức khỏe và sự minh mẫn mình bị mất đi trong suốt nửa năm học kỳ 2 lớp 12 do không biết phân bổ thời gian học và nghỉ ngơi hợp lý.

THAY ĐỔI !!
Mình bỏ vài tháng đi học may và nhận hàng thêu, đan kiếm tiền. Buổi sáng đi bộ học may. Trưa về. Chiều đi học may. Tối đan hoặc thêu cho người ta. Trong thời gian này, đầu óc mình vẫn tính toán về kế hoạch học thi lại Đại học.
Sau gần nửa năm, mình ngưng học may, quay lại ôn thi Toán, Sinh Hóa. Thời gian biểu rõ ràng. Mục tiêu rõ ràng. Một ngày sẽ học mỗi môn bao nhiêu thời gian, bao nhiêu bài sẽ được học. Sau bao nhiêu thì quay đầu ôn luyện. Giờ học, giờ nghỉ, giờ chơi, giờ làm việc nhà, giờ giúp mẹ, tất cả đều được lên kế hoạch.

Chỉ học ban ngày, ban đêm mình vẫn làm thêm kiếm tiền và ngủ sớm, dậy sớm
Mình trở nên thảnh thơi, tươi tắn. Học ngày càng nhanh, càng tỉnh táo, càng có nhiều thời gian ôn đi ôn lại.

Đến ngày thi.
Đi thi và thi đậu. 7-7-7. Năm đó điểm chuẩn thấp 16.

Vậy là mình vào học Y khoa.
Cảm giác mừng vì từ nay có tiền, có gạo.
Mạ đỡ lo.
Và được đi học.
Vậy thôi.

(còn tiếp)


ẢNH THẺ HỌC SINH NĂM 12. THẬT LÀ HUNG HÈ !



3 comments:

  1. Hồi xưa mẹ cũng tự tìm tòi phương pháp học, tự rút kinh nghiệm và tạo thói quen nề nếp, giống Bảo Thảo ngày nay :D Ngày nay Bảo còn có Google, cần chi thì lại tra cứu "phương pháp học tốt nhất", sẽ có rất nhiều ý kiến trên mạng.

    Bảo chắc cũng sẽ thi rớt, không biết mấy lần,hic. Nghe nói chương trình Y khoa , chương trình Biology rất cạnh tranh, vì nhiều người chọn . Nhưng rồi sẽ thi lại!

    ReplyDelete
  2. Không định hướng học Y khoa từ đầu.
    Chủ quan.
    Không biết cân bằng sinh hoạt.
    (thêm một nguyên nhân không nói ra vì sợ không ai tin là khi làm bài thi môn Hóa. Còn một bài mẹ bỏ không làm lý do khờ khạo là làm đủ dư điểm rồi, bỏ bớt một câu cho khỏe :( :( . Nếu làm câu đó chỉ cần thêm 1 điểm là đậu mà không làm(Chủ Quan - Kiêu Ngạo)

    Đó là những nguyên nhân rớt Y khoa.

    Rớt? Thì lại? Bình thường!
    Nhưng không rớt thì tốt hơn, đỡ buồn hơn, đỡ gậm nhấm nỗi buồn một mình hơn . Hì hì.

    ReplyDelete
  3. Hehe dui rứa :D Biết tính toán lượng sức chút cũng hay, đỡ mất công :D

    ReplyDelete