Thursday, May 25, 2017

GIAO THÔNG CÔNG CỘNG Ở NHẬT


Chỉ một tuần thôi, nhưng mình thực sự ấn tượng với hệ thống giao thông công cộng Nhật bản.
Người Nhật sử dụng phương tiện giao thông công cộng nhiều có lẽ không những vì rẻ hơn nhiều so với sử dụng phương tiện cá nhân mà còn thuận tiện, đúng giờ.

Giao thông công cộng ở Kyoto, Nhật, như những nơi khác thôi: tàu điện, tàu điện ngầm và tàu điện trên không, bus, tàu lửa. Qua Nhật phương di chuyển chủ yếu của mình cũng là tàu điện, tàu điện ngầm và tàu điện trên không, bus.

Nhật bản là nơi mà tiếng Anh hầu như không xuất hiện ở nơi công cộng. Tất nhiên ga tàu điện cũng không ngoại lệ.
Toàn bộ vé được bán tự động qua máy. Các máy bán vé tự động không một chữ tiếng Anh . Chỉ là tiếng Nhật hoặc phiên âm.
Tất nhiên người Nhật hoặc là người đã sống ở Nhật lâu thì chuyện này không phải là vấn đề lớn. Nhưng với một người Việt nam mới sang Nhật 1 tháng thì quả là cực kỳ nhạy bén thì mới có thể sử dụng phương tiện này. và mình rất cảm phục ông xã thân yêu đã dẫn mình đi chơi rất nhiều bằng phương tiện giao thông công cộng : RẺ, NHANH, AN TOÀN VÀ THÚ VỊ.



Bỏ tiền vào máy, chọn chuyến, bấm ra, máy in vé và trả tiền thừa. Nếu thao tác sai, máy tự động trả tiền lại cho đến khi mình thao tác đúng.
Cái khó khăn tiếp theo khi đi tàu điện và bus Nhật là phát thanh trên tàu cũng bằng tiếng Nhật, rất nhẹ nhàng, nên mình phải chú ý lắng nghe và hiểu cho được để xuống đúng ga cần xuống. Có lần trong quá trình chuyến tàu có đổi chuyến để đi tiếp, mình không nghe được cứ ngồi ì cho đến khi có người tới hướng dẫn . Và tất nhiên là bằng mọi ngôn ngữ trừ triếng Anh  . Hì hì

Tàu điện, bus luôn đúng giờ.
Người dân đi rất nhanh và yên lặng.
Điện thoại luôn được đặt ở chế độ không âm thanh.
Cho nên tại ga, trên tàu đều chỉ nghe giọng phát thanh viên thông báo bằng giọng nói rất nhẹ nhàng trên nền âm thanh xình xịch của các chuyến tàu.



Người ta xếp hàng đợi lên tàu lên bus.
Hàng chuẩn bị lên luôn chéo với cửa tàu để chỗ cho người đi tàu xuống trước. Vào giờ cao điểm, người rất đông. Không thấy sự chen lấn. Người xuống tàu, xuống trước. Người lên, xếp hàng lên sau. Ai đến trước ngồi trước. Ai đến sau hết chỗ , thì đứng.

Nghe nói rằng ở Nhật không có thói quen nhường chỗ cho người già hay tật nguyền vì họ luôn nghĩ họ đi được thì họ sẽ như mọi người. Nếu không thể thì đừng sử dụng phương tiện này. Nên cũng rất bất ngờ khi thấy người già đúng và người trẻ đến trước ngồi trước vẫn cứ ngồi.
Trẻ con cũng vậy. Mình gặp nhiều đứa trẻ đi học một mình, áo quần chỉnh chu, đứng một cách rất mạnh mẽ ngay giữa toa tàu.

Có những toa tàu dành riêng cho phụ nữ ("Women only") và nơi đợi tàu , nơi xếp hàng lên tàu cũng riêng.

Tại các ga tàu, người đi rất nhanh theo các hướng.
Lên xuống cầu thang cuốn luôn đứng về một phía, dành một bên cho những người nào vội.
Đặc biệt người khiếm thị luôn có lối đi riêng. Họ đi trên những phần đường dành cho họ
(xem thêm  http://drtinhanh.blogspot.com/2017/03/su-di-chuyen-cua-nguoi-khiem-thi-o-nhat.html )


























No comments:

Post a Comment