Sunday, August 18, 2024

SÔNG SINGAPORE - ROBERTSON QUAY

 SÔNG SINGAPORE - ROBERTSON QUAY

-----------
Sông Singapore ngắn, chảy dài qua 4 cầu cảng là Boat Quay, Clarke Quay, Empress Place và Robertson Quay.
Sông cũng không rộng. Mình thấy hơi giống sông Bến Ngự. Nhưng lòng sông được biết là mở rộng dần trước khi đổ ra biển ở vịnh Marina, nơi có tượng sư tử biển Merlion nổi tiếng.
Hai bên bờ con sông còn có nhiều nhà hàng, quán bar, khách sạn, những tòa nhà cao tầng .
Du khách thích ở đây, để mỗi chiều có thể ngồi uống bia bên bờ sông, nghe nhạc và nhìn chiều xuống trên dòng sông nhỏ.
Dù sông không dài lắm, nhưng nó có rất nhiều cầu nhỏ bắt ngang. Mình nghĩ có thể liên quan tới vấn đề phong thủy (suy từ Đà nẵng thôi chứ mình thật không rõ. Hi hi)
Quanh vùng Robertson Quay, có các cầu mình đã đi là:
- Cầu Robertson có kiểu dáng thật thanh lịch, được xây năm 1998.
- Cầu Ord là một cây cầu dành cho người đi bộ ở Singapore. Nó bắc qua sông Singapore tại Clarke Quay, được xây dựng vào năm 1886 để thay thế một cây cầu dành cho người đi bộ đã bị phá hủy có tên là Cầu ABC.
- Pulau Sài Gòn bridge (1986)
Đặc biệt, có một cây cầu mang tên Sài Gòn. Chính xác là cầu Pulau Saigon.. Pulau trong tiếng Indonesia có nghĩa là “hòn đảo”. Có một hòn đảo nhỏ mang tên Sài Gòn, giờ đã bị phá bỏ. Nhiều người nghĩ, có thể đây là hòn đảo người Sài Gòn qua ở từ lâu.
- Clemenceau Bridge khánh thành vào năm 1940 và được tân trang lại vào năm 1991. Nó được đặt theo tên của Thủ tướng Pháp Georges Clemenceau, người đã đến thăm Singapore vào năm 1920.
- Cầu Alkaff là cây cầu dành cho người đi bộ ở Singapore. Nó bắc qua sông Singapore tại Robertson Quay hoàn thành vào năm 1999, là một trong ba cây cầu dành cho người đi bộ — Cầu Alkaff, Cầu Robertson và Cầu Jiak Kim — được xây dựng tại Robertson Quay để cải thiện kết nối dành cho người đi bộ giữa hai bờ sông.
Nó được vẽ bởi nghệ sĩ thị giác nổi tiếng thế giới Pacita Abad.
Cầu Alkaff được sơn vào tháng 1 năm 2004 với màu sắc rực rỡ bởi họa sĩ người Philippines Pacita Abad (1946–2004) và một nhóm chuyên gia về dây thừng. Nghệ sĩ và đội ngũ trợ giúp của cô đã sử dụng 55 màu sắc khác nhau và hơn 900 lít sơn công nghiệp để biến cây cầu thành "Cây cầu nghệ thuật" đầu tiên của Singapore.

































No comments:

Post a Comment