Wednesday, September 27, 2017

CHUYỆN MÙA HÈ THIỆN NGUYỆN CỦA BẢO - 2




Họ nói Bảo không cần phải xử lí chất thải nếu không thoải mái cầm đồ nhớp. Họ cũng không hướng dẫn mang mask, nên chắc cũng không làm gì dễ lây lan (mà chắc phần lớn là bệnh nhân sợ lây từ mình hơn là mình lây từ bệnh nhân chứ nhỉ, vì bệnh nhân yếu mà). Bảo chỉ cần mang găng tay khi chùi giường bệnh. Bảo được hướng dẫn cách tháo găng để không bị đụng vào phần cầm nhớp.
Thương

Khi mới chạm ngõ ngành Y, nhìn đâu cũng thấy vi khuẩn. Chuyện rất bình thường. Đi ngang phòng bệnh thường nín thở vì sợ mình hít phải vi khuẩn gì đó. Ăn không dám ăn trong bệnh viện.Uống không dám uống. Vài năm sau, đi học đói meo, ăn uống quên rửa tay, nuốt vội nuốt vàng . 

Nên rửa tay bằng cồn mấy lần trong khi làm việc? Người ta có hướng dẫn kĩ là rửa tay trước khi vào Bv, khi rời bệnh viện,sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chạm da mặt, và sau khi tháo găng tay.  

Cần tuân thủ việc rửa tay như người ta hướng dẫn.  

Tuy nhiên bảo có nên "lâu lâu rửa một lần" lỡ chạm vào đâu đó mình k để ý không? Chạm tay vào tay cầm mở tủ trong phòng bệnh thì có cần rửa tay sau đó k? Bảo sợ cho bệnh nhân hơn là cho người khỏe mạnh . Hôm đó lam 4 tiếng ,bảo rửa tAy cồn chắc khoảng gần 10 lần.

Rửa tay có thể bằng nước hoặc bằng cồn.
Khi đụng vào chất bẩn nên rửa bằng cồn. Còn những va chạm khác, cũng không cần rửa cồn lắm. Có thể rửa bằng nước.  
Bảo rửa 10 lần cũng được không sao. Rửa sao mình yên tâm là được . 

Rửa tay trước khi làm việc cho bệnh nhân để bảo vệ bệnh nhân. 
Rửa tay sau khi giúp bệnh nhân để bảo vệ chính mình. 




Bảo còn hơi ngập ngừng khi vào phòng bệnh nhân để kiểm tra xem cần chất thêm vật liệu không.

Đó là nhiệm vụ của Bảo. Bảo không được ngập ngừng. Bảo đang làm việc. 

Một số nằm ngủ, một số thức , một số có người thân. Có lẽ bảo phải nhận ra là bệnh nhân nằm trong phòng cấp cứu thì thích có nhân viên y tá chung quanh hơn là muốn "không gian riêng tư không ai quấy rầy". Người ta hướng dẫn là tỏ ra thân thiện vui vẻ với bệnh nhân. Chắc bảo chỉ cần nhìn và mỉm cười thôi. 

Đúng ! Người ta thích có nhân viên có trách nhiệm với bệnh nhân bước vào phòng rà soát mọi thứ.
Họ sẽ yên tâm là họ đang được "nhìn tới". Họ yên tâm rằng quanh họ chắc chắn không thiếu thứ gì. 

Bệnh viện không phải là nơi "không gian riêng tư không ai quấy rầy". 
Họ muốn được quan sát , được thăm hỏi. Bảo có thể nhìn, mỉm cười, gật đầu chào, có thể nói vài câu . Vd: Are you OK ? Have a good day ! Can I help you ? ...
Cái gối họ xiên , mình có thể sửa thẳng...

Mẹ nhớ hồi cậu đau mẹ thấy người ta cũng vô ra, thêm cái nọ, lấy cái kia. Và họ cũng chào cậu thường xuyên. Khi họ giúp cậu gì đó: nước, thuốc, kê lại gối..., cậu thường nói cám ơn họ. Và các y tá họ cũng thường cám ơn cậu lại vì đã giúp họ hoàn thành công việc. 
Rất vui. 

Ngoài phòng đợi , bảo có thử đến từng người đang ngồi, hỏi họ cần gì không (bệnh nhân thì sẽ được nhận biết bằng nhãn tên dán trên tay,khách đeens thăm thì k có). Bảo tưởng tượng giống tiếp viên hàng không Hàn quốc. Lần khác bảo thử chỉ đứng quanh quanh đó, ai cần gì thì kêu thôi.

Đúng rồi. Bảo có thể đứng quan sát và tập nhận ra người cần giúp đỡ.  
Bảo có thể đến bên họ hỏi họ có cần gì không ? Bảo có thể nói với họ : Tôi luôn ở đây để giúp bạn.  Khi cần cứ gọi tôi...

Vậy thôi. 
Lại tới ngày làm việc mới. 
Chúc Bảo mạnh dạn và hoàn thành tốt việc của mình

Thương
Mẹ





Ngày 3:

Bảo đã vào phòng bệnh nhân và chào hỏi họ "How are you, do you need anything?". Có người nói họ ổn. Có người chỉ vào chỗ tay đang băng bó, kim này nọ, nói tay đau quá. Bảo cũng chẳng biết đau như vậy là bình thường hay không, nhưng họ nói vậy Bảo cũng chẳng biết trả lời sao ngoài việc kêu y tá. Có bệnh nhân kêu cái máy đo nhịp tim kêu bíp bíp làm bà nhức đầu, tắt có được không . Có một bà bệnh nhân thấy Bảo đi ngang qua nên kêu lại rồi nói lảm nhảm "tôi đang ở đâu? gọi dùm con gái tôi...".  Bảo đứng gật gật một chặp rồi cáo lui, hỏi bà cần thêm nước không, nói bà cần gì thì nhân viên sẽ luôn ở quanh. Bảo nói với y tá, y tá nói bà ấy bị bối rối chứ không có gì.

Y tá nhờ B đi lấy thuốc cho bệnh nhân. Pharmacy nằm cách xa phòng cấp cứu. Bảo không phải là người ăn nói quyết đoán cho lắm. Bảo nói Bảo không biết Pharmacy nằm đâu, hồi tập huấn người ta không có chỉ cho Bảo. Y tá nói, bây giờ y tá chỉ Bảo thì Bảo có đi được không? Bảo nói để Bảo thử. Rồi cũng tìm ra. 

Bảo vào phòng nghỉ dành cho nhân viên (break room) thì thấy một nồi súp. Bảo thèm ăn, định ăn, nhưng tiện thể nhờ một y tá chỉ cách pha cà phê, Bảo hỏi luôn súp ni có ăn được không. Cô y tá nói súp ni dành cho nhân viên bảo vệ thôi. Nhưng rồi cô nói thì thầm, nhưng nếu Bảo ưa thì cứ múc một tô rồi đem ra chỗ khác mà ăn; tụi này cũng làm vậy hoài. Rồi cô nhìn ông bảo vệ bên cạnh, cười. 

Dress code ghi trong sách hướng dẫn tình nguyện viên nói là trong giờ làm việc không được để lộ hình xăm. Tuy nhiên Bảo thấy vài y tá, họ cũng xăm đầy cổ tay mà cũng để lòi ra đó; hay là lỡ xăm nhiều rồi mà chừ tay áo dài quá thì khó làm việc.

Bảo thấy trong một poster dán trên tường, ghi là nhân viên bệnh viện được cho phép nghỉ 15 phút sau 4 tiếng làm việc, và nghỉ 30 phút sau 5 tiếng làm việc.  Người ta cho Bảo nghỉ ăn trưa khá dễ dãi, chỉ cần thông báo với y tá. Bảo thấy chỉ cần nghỉ xíu uống nước là được. 

Cậu mợ hỏi thứ 3 tuần sau trúng lễ 4th of July có lên bệnh viện làm không. Bảo lên văn phòng hỏi, thì họ nói ngày đó nếu Bảo bận sự kiện chi thì không đi cũng không sao, nhưng ngày đó bệnh viện làm bình thường, có thể còn đông hơn, chẳng hạn chơi pháo nổ banh tay.

Mong là việc tình nguyện của Bảo giúp đỡ được các nhân viên được đôi phần. 





Thương thương. 
Mẹ mong thư Bảo lắm. Vui mừng lắm khi có thư

Bảo đã vào phòng bệnh nhân và chào hỏi họ "How are you, do you need anything?". Có người nói họ ổn. Có người chỉ vào chỗ tay đang băng bó, kim này nọ, nói tay đau quá. Bảo cũng chẳng biết đau như vậy là bình thường hay không, nhưng họ nói vậy Bảo cũng chẳng biết trả lời sao ngoài việc kêu y tá. Có bệnh nhân kêu cái máy đo nhịp tim kêu bíp bíp làm bà nhức đầu, tắt có được không . Có một bà bệnh nhân thấy Bảo đi ngang qua nên kêu lại rồi nói lảm nhảm "tôi đang ở đâu? gọi dùm con gái tôi...".  Bảo đứng gật gật một chặp rồi cáo lui, hỏi bà cần thêm nước không, nói bà cần gì thì nhân viên sẽ luôn ở quanh. Bảo nói với y tá, y tá nói bà ấy bị bối rối chứ không có gì.

Bảo tiến bộ nhiều rồi đó. 
Bảo đừng lo lắng quá. 
Bệnh nhân bị đau khi bị băng bó, bị chích kim là bình thường. Tùy theo ngưỡng chịu đau của mỗi người mà họ rên rỉ hay không ? Thường thì nếu đau quá mới nên báo cáo 

Biểu hiện đau thực sự có thể là mặt tái, run rẩy nhiều. 
Còn nếu cảm thấy mặt không tái đi, không run rẩy, chỉ nói vậy thôi thì Bảo nên động viên họ chịu khó. 

Các thiết bị máy móc kêu là bình thường và phải chấp nhận. Nói họ phải chịu khó. Máy kêu chứng tỏ cơ thể đang ổn. Không thể tắt máy. Động viên thôi .

Gặp bệnh nhân rối loạn tâm lý là bình thường. Họ nói lung tung. Đặc biệt là người già. Một chuyện có thể nói đi nói lại nhiều lần.
Lâu dần Bảo sẽ nhận ra điều mà nhân viên y tế cần quan tâm thực sự. 

Y tá nhờ B đi lấy thuốc cho bệnh nhân. Pharmacy nằm cách xa phòng cấp cứu. Bảo không phải là người ăn nói quyết đoán cho lắm. Bảo nói Bảo không biết Pharmacy nằm đâu, hồi tập huấn người ta không có chỉ cho Bảo. Y tá nói, bây giờ y tá chỉ Bảo thì Bảo có đi được không? Bảo nói để Bảo thử. Rồi cũng tìm ra. 

OK. Vậy là tốt rồi. Không có chi không làm được. 
Những gì không biết Bảo cứ hỏi kỹ và tìm. Và vừa đi vừa hỏi tiếp. Không ai biết liền từ đầu cả. Bảo hỏi và đề nghị hướng dẫn rõ, Bảo sẽ làm, hoàn toàn làm được. 

MỌI THỨ ĐỀU NHƯ THẾ. 
BẢO HOÀN TOÀN LÀM ĐƯỢC. 

Mạnh dạn lên.  

Bảo vào phòng nghỉ dành cho nhân viên (break room) thì thấy một nồi súp. Bảo thèm ăn, định ăn, nhưng tiện thể nhờ một y tá chỉ cách pha cà phê, Bảo hỏi luôn súp ni có ăn được không. Cô y tá nói súp ni dành cho nhân viên bảo vệ thôi. Nhưng rồi cô nói thì thầm, nhưng nếu Bảo ưa thì cứ múc một tô rồi đem ra chỗ khác mà ăn; tụi này cũng làm vậy hoài. Rồi cô nhìn ông bảo vệ bên cạnh, cười. 

Hì, vụ ni mẹ không khuyến khích lắm. 
Thèm ráng nhịn, trừ khi họ mời. Cafe nước thì thoải mái. Hồi nớ mẹ cũng uống mãi (chỗ dành cho người nhà)

Dress code ghi trong sách hướng dẫn tình nguyện viên nói là trong giờ làm việc không được để lộ hình xăm. Tuy nhiên Bảo thấy vài y tá, họ cũng xăm đầy cổ tay mà cũng để lòi ra đó; hay là lỡ xăm nhiều rồi mà chừ tay áo dài quá thì khó làm việc.
Hình xăm là quá khứ. Không quan tâm. 
Hình xăm không có nghĩa là xấu. Chỉ là một kỷ niệm của họ. 

Bảo thấy trong một poster dán trên tường, ghi là nhân viên bệnh viện được cho phép nghỉ 15 phút sau 4 tiếng làm việc, và nghỉ 30 phút sau 5 tiếng làm việc.  Người ta cho Bảo nghỉ ăn trưa khá dễ dãi, chỉ cần thông báo với y tá. Bảo thấy chỉ cần nghỉ xíu uống nước là được. 

Bảo khỏe cứ làm. Bảo mệt cứ nghỉ. Thiện nguyện là như rứa. Tập quan sát càng nhiều càng tốt.  

Cậu mợ hỏi thứ 3 tuần sau trúng lễ 4th of July có lên bệnh viện làm không. Bảo lên văn phòng hỏi, thì họ nói ngày đó nếu Bảo bận sự kiện chi thì không đi cũng không sao, nhưng ngày đó bệnh viện làm bình thường, có thể còn đông hơn, chẳng hạn chơi pháo nổ banh tay.

Nếu không có sự kiện chi ở nhà thì Bảo đi làm vì bệnh viện luôn làm việc. 24/24. 7/7 

Mong là việc tình nguyện của Bảo giúp đỡ được các nhân viên được đôi phần. 

Mẹ nghĩ Bảo giúp được họ nhiều và giúp được mình cũng rất nhiều. 
Mọi sự sẽ quen dần đi. 
Nhẹ nhàng và thú vị.  


Thương


No comments:

Post a Comment