Friday, September 29, 2017

Lặt vặt chuyện ăn mùa mưa năm ngoái


Mấy hôm ni Đà nẵng mưa hoài. Sáng thức dậy, lá rơi đầy và trời thì thơm nước. 
Từ khi vô ở Đà nẵng tới chừ, mưa Đà nẵng tự dưng cũng dài lê thê và ướt lạnh như mưa Huế. Nghĩ rứa, không biết đúng không? 
Nghĩ tiếp tới chuyện mưa lạnh, chợt ... đói. 
Mưa lạnh, ăn như ri thôi chơ biết ăn chi. 
Cơm nóng đó nghe! Nhớ thổi thổi và ăn từng miếng nhỏ . 
Cá bống kho khô.
Rau củ quả chắm nước mắm kho thịt ba chỉ. Dạ, nước mắm có hơi cay.









Mưa Đà nẵng thì không mang nổi một chút u hoài nào dù thảng hoặc cũng dầm dề. Rứa đó mà mình cũng bâng khuâng buồn.
Buồn không diễn tả được. Buồn lòng, buồn ... miệng.
Hai cô cháu buồn như nhau nên... mấy cái bánh nhỏ xíu ra đời. Ngọt thanh đường, thơm lừng bơ. Ngon kinh khủng!



"Ngoài hiên mưa rơi rơi,
Lòng ai như chơi vơi
Người ơi nước mắt hoen mi rồi
Đừng khóc trong đêm mưa,
Đừng than trong câu ca..."
https://www.youtube.com/watch?v=HXNHg6XM_QI
Ừ, thôi đừng khóc than mưa chi nữa cả, mình làm bánh thôi. Làm 4 cái bánh ly, dư bột tẩn mẩn làm 1 hoa hồng và bím tóc.
Chiếc bánh hình cái ly nhỏ, thơm bơ. Chế sữa vô, uống từng ngụm nhỏ, hết sữa, ăn luôn bánh, giòn thơm trong miệng.
Ờ, mà người không uống sữa! Không sao, cafe thôi.
Ly bánh cafe !
Ngoài hiên mưa cứ rơi.
Mình lên cân



 :) 

ĐẬU BẮP CHIÊN GIÒN
Món ni đơn giản mà hấp dẫn lắm á. Hôm qua chiên nhiều mà khi dọn lên bàn còn có chừng ni. 
Đậu bắp nghe đâu là tốt cho sức khỏe. Cứ vào google thử, ôi là nhiều tác dụng hay ho. 
Mình thích đậu bắp do có vẻ là ăn no mà không mập   
Đậu bắp làm được nhiều món: luộc, xào, nấu canh chua, chiên... Quí vị nào ngán thịt cá thì đậu bắp cũng là một lựa chọn ngon, bổ, rẻ đó.:)






MÙA HÈ THIỆN NGUYỆN CỦA BẢO - 4

Bệnh viện hôm thứ 5:



Một ngày ổn, Bảo vẫn lăn tăn đi giúp việc. Vui! 

Bảo thấy một số y tá, bác sĩ để tóc dài xõa, bồng bềnh, tóc búi kiểu "rơi rớt". Bình thường Bảo cột lên gọn gàng, nhưng hôm nay thử để xõa. Kết quả là cúi lên cúi xuống lau chùi giường bệnh, tóc rớt ra trước mặt tùm lum. Không thèm để xõa nữa. 

Bảo thấy trong những nhân viên tại đó có nhiều y tá trẻ, còn bác sĩ có vẻ già hơn. Nhưng hôm nay Bảo thấy một cô bác sĩ châu Á nhìn trẻ. Bảo vào phòng bệnh nhân vừa mới được cô nớ khám.Bệnh nhân đang chuyện với người nhà, Bảo nghe chữ được chữ mất, chắc là đang nói về cô bác sĩ: "cô nớ trông có vẻ sắc sảo", "kể ra tui cũng thích người mới được đào tạo gần đây". Bảo còn nghe bệnh nhân nói "tôi không tin bệnh viện nói bụng tôi không có bệnh gì. Có cái gì trong đó đau lắm..."

Bảo thấy có sự khác nhau về cách trải giường, và cũng có khác nhau về hình dáng giường. Phần lớn giường trong phòng cấp cứu nằm trong những căn phòng to có màn ngăn cách. Những giường này Bảo chỉ trải một tấm drap lên, không có mền trừ khi yêu cầu (mền sẽ được lấy từ tủ ấm ra). Những người từ xe cấp cứu được chở vào gian phòng này.
Tại một gian hành lang khác cũng nằm trong phòng cấp cứu, mỗi bệnh nhân có phòng riêng. Bảo phải trải 2 tấm drap giường và một tấm mền.  Bảo chưa biết sự khác nhau giữa hai khu vực này. Chắc bệnh nhân một khu nằm điệu trị lâu dài hơn, còn bệnh nhân khu kia sẽ được chuyển đi trong thời gian ngắn. 

Ngoài ra còn có một khu vực nhỏ chỉ có vài phòng, dành cho bệnh nhân có vấn đề tâm thần. 

Có một gian phòng bệnh nằm cách khỏi các gian phòng cấp cứu trên được gọi là Emergency department Obsevation Area. Tra trên mạng thì thấy đây là khu vực để theo dõi tình trạng các bệnh nhân gặp những biểu hiện chưa rõ lý do, chưa chính thức nhập viện. Giường bệnh ở đây cũng chỉ trải có 1 tấm drap. 

Bảo còn nhiều thứ cần tìm hiểu thêm :) Bảo đang từ từ nhớ và hiểu thêm vị trí và chức năng của những căn phòng quanh khu vực cấp cứu. Lên các tầng khác, vẫn còn nhiều gian phòng Bảo chưa đến lắm! Hình như hồi trước cậu nằm trong khu vực "Intensive Care"; hay là ở khu vực bệnh tim nhỉ, quên rồi. 
Sau khi hoàn thành 100 giờ hè này rồi, những thời gian sau, ví dụ lúc nghỉ đông, Bảo có thể đến St.Joseph tình nguyện tiếp theo số giờ tùy thích, và sẽ được cho vào khu vực khác. 

Mỗi ngày Bảo cố suy nghĩ ra thêm một câu hỏi gì đó trước khi đi làm ngày tiếp theo, để biết chắc là mình đang tiến bộ. Nếu có tình nguyện viên khác làm chung để học hỏi chắc cũng tốt.


 NHẬT KÝ CỦA BẢO 
Bệnh viện hôm thứ 5:

Một ngày ổn, Bảo vẫn lăn tăn đi giúp việc. Vui! 


Bảo thấy một số y tá, bác sĩ để tóc dài xõa, bồng bềnh, tóc búi kiểu "rơi rớt". Bình thường Bảo cột lên gọn gàng, nhưng hôm nay thử để xõa. Kết quả là cúi lên cúi xuống lau chùi giường bệnh, tóc rớt ra trước mặt tùm lum. Không thèm để xõa nữa. 
Nguyên tắc là tóc phải bới gọn gàng.  

Bảo thấy trong những nhân viên tại đó có nhiều y tá trẻ, còn bác sĩ có vẻ già hơn. Nhưng hôm nay Bảo thấy một cô bác sĩ châu Á nhìn trẻ. Bảo vào phòng bệnh nhân vừa mới được cô nớ khám.Bệnh nhân đang chuyện với người nhà, Bảo nghe chữ được chữ mất, chắc là đang nói về cô bác sĩ: "cô nớ trông có vẻ sắc sảo", "kể ra tui cũng thích người mới được đào tạo gần đây". Bảo còn nghe bệnh nhân nói "tôi không tin bệnh viện nói bụng tôi không có bệnh gì. Có cái gì trong đó đau lắm..."

Bệnh nhân luôn luôn thích nói chuyện về nhau , kể lể và nói về bác sĩ y tá , nói tốt và nói xấu . Hì hì 

Bảo thấy có sự khác nhau về cách trải giường, và cũng có khác nhau về hình dáng giường. Phần lớn giường trong phòng cấp cứu nằm trong những căn phòng to có màn ngăn cách. Những giường này Bảo chỉ trải một tấm drap lên, không có mền trừ khi yêu cầu (mền sẽ được lấy từ tủ ấm ra). Những người từ xe cấp cứu được chở vào gian phòng này.
Tại một gian hành lang khác cũng nằm trong phòng cấp cứu, mỗi bệnh nhân có phòng riêng. Bảo phải trải 2 tấm drap giường và một tấm mền.  Bảo chưa biết sự khác nhau giữa hai khu vực này. Chắc bệnh nhân một khu nằm điệu trị lâu dài hơn, còn bệnh nhân khu kia sẽ được chuyển đi trong thời gian ngắn. 

Bảo giỏi quá. Biết quan sát. 
Mẹ hiểu vấn đề Bảo nói. Nhưng mẹ không biết nhiều lắm. Ở Vn không được như vậy. Hì hì, bệnh nhân nào cũng chỉ có cái giường và cái chiếu thôi, và chiếu đôi khi rất bẩn. Không rõ bao lâu mới thay một lần.  

Phòng cấp cứu thường  có các khu vực tiếp nhận bệnh khác nhau

Bệnh nhân mới vào từ xe cấp cứu, có thể cần ngăn màn để kiểm tra và làm các thủ thuật. Có thể họ bẩn, máu chảy, chất nôn , nước tiểu ... thì drap trải giường dùng nhanh và thay liền nên chỉ lót 1 tấm.

Sau đó nếu nhập viện thì chuyển đi tới bệnh phòng, 

Nếu cần nằm lưu lại  để theo dõi thêm thì sẽ chuyển qua một khu vực khác cũng ở phòng này. Tại đây bệnh nhân có thể cần êm hơn, ấm hơn, và nằm lâu hơn , có khi nằm một buổi. Nếu không có gì trở ngại thì cho ra viện.

Ngoài ra còn có một khu vực nhỏ chỉ có vài phòng, dành cho bệnh nhân có vấn đề tâm thần. 
Ồ, hay quá hè ! 

Có một gian phòng bệnh nằm cách khỏi các gian phòng cấp cứu trên được gọi là Emergency department Obsevation Area. Tra trên mạng thì thấy đây là khu vực để theo dõi tình trạng các bệnh nhân gặp những biểu hiện chưa rõ lý do, chưa chính thức nhập viện. Giường bệnh ở đây cũng chỉ trải có 1 tấm drap. 
Dần dần Bảo sẽ hiểu nhiều hơn.  

Bảo còn nhiều thứ cần tìm hiểu thêm :) Bảo đang từ từ nhớ và hiểu thêm vị trí và chức năng của những căn phòng quanh khu vực cấp cứu. Lên các tầng khác, vẫn còn nhiều gian phòng Bảo chưa đến lắm! Hình như hồi trước cậu nằm trong khu vực "Intensive Care"; hay là ở khu vực bệnh tim nhỉ, quên rồi. 

Cậu nằm ở khu vực sau mổ tim. thuộc khoa tim mạch.  

Sau khi hoàn thành 100 giờ hè này rồi, những thời gian sau, ví dụ lúc nghỉ đông, Bảo có thể đến St.Joseph tình nguyện tiếp theo số giờ tùy thích, và sẽ được cho vào khu vực khác. 

Mình sẽ còn nhiều cơ hội làm việc giúp mọi người. 
Bảo giỏi lắm. 


Mỗi ngày Bảo cố suy nghĩ ra thêm một câu hỏi gì đó trước khi đi làm ngày tiếp theo, để biết chắc là mình đang tiến bộ. Nếu có tình nguyện viên khác làm chung để học hỏi chắc cũng tốt.

Không sao đâu. Mọi chuyện không ai biết liền cả. Bảo thấy đó, 5 ngày, Bảo biết thêm một khối lượng việc mà mẹ học y năm thứ 2 mới biết đó.  
Chúc mừng Bảo. Hy vọng Bảo sẽ yêu nghề sớm 

Mẹ 

Hic, hay năm sau Bảo về bệnh viện VN làm tình nguyện giặt chiếu 
Bên ni mỗi lần dọn phòng của bệnh nhân đã ra về, Bảo sử dụng một loại khăn ướt khử trùng dùng 1 lần, chùi tất cả những vùng nào bệnh nhân chạm vào hoặc có khả năng ho, hắt xì vào: giường, thanh chắn giường, các dây đo mạch/huyết áp, cái điện thoại, mặt bàn, ghế người nhà ngồi... Một cái thau tuy nhìn trống trơn, hoặc đồ dùng y tế gì đó để giữa bàn, không được dùng lại.  Xe lăn cũng được chùi. 
Những chuyện thấy trên bệnh viện hôm nay, kể cho vui:

Sau khi hỏi khu phòng có nhiều lớp trải nệm Bảo kể hôm trước, thìBả biết đúng là dành cho bệnh nhân cần được theo dõi lâu hơn, chuẩn bị chuyển lên khu vực khác dành cho Inpatients. 
Bảo chợt để ý trong phòng cấp cứu có vài giường bệnh nhân đang nằm mà ra trải giường tuột ra hết, nhất là khi phần đầu giường được nâng lên. Bảo bắt đầu để ý lại cách trải ra nệm của Bảo.

Vào phòng bệnh nhân để chùi dọn, Bảo thấy một cái bình đựng nước chi gớm gớm. Y tá vào dọn (Bảo không cần phải làm việc này), giải thích cho Bảo đây là dụng cụ hút chất trong dạ dày bằng cách ống dẫn qua lỗ mũi, dành cho bệnh nhân ăn uống nhưng không thải ra như bình thường được. 
   
Có một y tá đang mang một bộ áo quần giấy màu trắng, che từ chân tới cổ (che kín hơn cái áo choàng màu vàng) và mang thêm cái bọc chân màu xanh. Y tá nói phòng bệnh nhân này có bọ, chí. 

Có một ông bệnh nhân nhận ra Bảo, nhớ có thấy Bảo lần trước, nên hỏi han chơi. 

Có một bệnh nhân trẻ mới vào. Cô này đang khóc mếu máo, nhắm mắt, thở mệt mỏi. Bác sĩ và y tá ân cần hỏi han. Y tá hỏi vì sao khóc, có gì buồn? Bệnh nhân nói "tôi thất vọng". Y tá nói bệnh nhân hãy mở mắt nói chuyện với bác sĩ.  Khi y tá định đi lấy đồ, bệnh nhân kêu lại, nói "đừng đi".
Bác sĩ hỏi gần đây uống những thuốc gì...? uống gần nhất lúc nào...?
Y tá băt đầu làm thử nghiệm IV.  Y tá nói sẽ cần lấy mẫu nước tiểu. Y tá vào phòng giúp bệnh nhân đi vệ sinh; bệnh nhân không tỉnh táo, không đứng nổi, phải đem xe lăn đến. Bác sĩ lại đến tiếp tục hỏi về chuyện thuốc, còn cô nớ than thở sao hỏi hòai.  
Trong phòng bệnh, thấy có hai nhân viên bảo vệ nói chuyện với cô bệnh nhân này. Bảo hỏi vì sao có bảo vệ, thì nghe nói là bệnh nhân này uống thuốc quá liều, có ý định tự tử; cảnh sát có thể đang hỏi về những mẫu thuốc để tịch thu.  

Bảo thấy hình như có hai loại bác sĩ? Có bác sĩ (MD) thì mặc áo khoác trắng, đồ văn phòng bình thường. Có người xưng là bác sĩ (Bảo chưa kịp thấy nhãn tên), thì mặc đồ mổ màu xanh. Mẹ cũng có bộ xanh bộ trắng như rứa (nhớ hồi xưa Bảo hay ủi đồ cho mẹ)

Đôi khi nghe tiếng động gì bất thình lình, nghe ai té cái bịch ở phòng nào đó thì nhân viên từ ngoài chạy tới xem xét. Nhân viên ghi chép đang ôm cái máy tính gần đó cũng đi tới xem. Hôm nay có y tá nào đó bị vấp dây trong phòng bệnh, té bộp. Đến bệnh nhân cũng hỏi han.


Về VN thăm bệnh viện của ba mẹ chắc cũng vui lắm! Ngoài ra nếu đi làm thiện nguyện giúp đỡ cộng đồng nghèo khó chắc cũng tốt cho Resume lắm. 
Đi bệnh viện rất thích; tuy nhiên, "yêu nghề" vừa thôi đã. Sợ điểm không đủ cao, thi không đủ đậu, hic.   Đọc trên mạng, thấy người ta nói về học sinh học làm bác sĩ thường có nhiều mộng ước không thực tế.







Nhận thư Bảo là niềm vui lớn lao của mẹ. Thấy con dạn dĩ và hiểu biết hơn từng ngày. Mừng. 


Những chuyện thấy trên bệnh viện hôm nay, kể cho vui:

Sau khi hỏi khu phòng có nhiều lớp trải nệm Bảo kể hôm trước, thìBả biết đúng là dành cho bệnh nhân cần được theo dõi lâu hơn, chuẩn bị chuyển lên khu vực khác dành cho Inpatients. 
Bảo chợt để ý trong phòng cấp cứu có vài giường bệnh nhân đang nằm mà ra trải giường tuột ra hết, nhất là khi phần đầu giường được nâng lên. Bảo bắt đầu để ý lại cách trải ra nệm của Bảo.

Có lẽ Bảo chưa được học về cách trải drap nệm. Người ta bày nhưng chắc cũng chưa kỹ lắm. 
Nhiều bệnh nhân nằm và cựa quậy nhiều drap có thể tuột đi, nhất là nằm  giường có nâng đầu cao. 

Trải drap cũng có kỹ thuật . 
Từ cuộn drap được xếp mình sẽ đặt khởi đầu ở vị trí nào của giường,rồi từ đó bung ra 4 góc. Điều này phụ thuộc cách cái drap được gấp, và tùy yêu cầu giường bệnh.
Cách nhét ra giường xuống dưới nệm sao cho khó tuột nhất.
Cách thay drap khi có bệnh nhân đang nằm trên giường , bệnh nhân tỉnh nhưng không di chuyển được, bệnh nhân hôn mê. 
v.v...
Chắc người ta không hướng dẫn nhiều cho Bảo nhưng khi Bảo học Bảo sẽ biết thêm. 

Vào phòng bệnh nhân để chùi dọn, Bảo thấy một cái bình đựng nước chi gớm gớm. Y tá vào dọn (Bảo không cần phải làm việc này), giải thích cho Bảo đây là dụng cụ hút chất trong dạ dày bằng cách ống dẫn qua lỗ mũi, dành cho bệnh nhân ăn uống nhưng không thải ra như bình thường được. 
  
Đúng rồi. Những chất dịch ứ đọng trong dạ dày sẽ được hút ra ngoài vào một cái bao như thế. Nó bẩn lắm. Việc tháo gỡ phải có chuyên môn để không làm tung tóe. 
Bảo có thể quan sát cho biết thôi chứ không cần làm. Chưa nên làm khi không hiểu rõ.  

Có một y tá đang mang một bộ áo quần giấy màu trắng, che từ chân tới cổ (che kín hơn cái áo choàng màu vàng) và mang thêm cái bọc chân màu xanh. Y tá nói phòng bệnh nhân này có bọ, chí. 

Rất nhiều trang phục để giúp hổ trợ công việc 

Có một ông bệnh nhân nhận ra Bảo, nhớ có thấy Bảo lần trước, nên hỏi han chơi. 
He he, có bệnh nhân cũ nhớ là vui rồi. 

Có một bệnh nhân trẻ mới vào. Cô này đang khóc mếu máo, nhắm mắt, thở mệt mỏi. Bác sĩ và y tá ân cần hỏi han. Y tá hỏi vì sao khóc, có gì buồn? Bệnh nhân nói "tôi thất vọng". Y tá nói bệnh nhân hãy mở mắt nói chuyện với bác sĩ.  Khi y tá định đi lấy đồ, bệnh nhân kêu lại, nói "đừng đi".
Bác sĩ hỏi gần đây uống những thuốc gì...? uống gần nhất lúc nào...?
Y tá băt đầu làm thử nghiệm IV.  Y tá nói sẽ cần lấy mẫu nước tiểu. Y tá vào phòng giúp bệnh nhân đi vệ sinh; bệnh nhân không tỉnh táo, không đứng nổi, phải đem xe lăn đến. Bác sĩ lại đến tiếp tục hỏi về chuyện thuốc, còn cô nớ than thở sao hỏi hòai.  
Trong phòng bệnh, thấy có hai nhân viên bảo vệ nói chuyện với cô bệnh nhân này. Bảo hỏi vì sao có bảo vệ, thì nghe nói là bệnh nhân này uống thuốc quá liều, có ý định tự tử; cảnh sát có thể đang hỏi về những mẫu thuốc để tịch thu.  
Trường hợp này được xếp vào ngộ độc thuốc và rối loạn tâm lý. 
Việc của bác sĩ y tá là điều trị cho bệnh nhân khỏe cũng như phải làm ổn định tinh thần, nâng đỡ tinh thần cho bệnh nhân. 
Như vậy bác sĩ rõ ràng là cần hiểu biết bệnh lý và tâm lý bệnh mới có thể điều trị bệnh tốt hơn.  
Làm sao cho khi họ khỏe, họ ra viện, họ không tự tử lại :) :) 

Bảo thấy hình như có hai loại bác sĩ? Có bác sĩ (MD) thì mặc áo khoác trắng, đồ văn phòng bình thường. Có người xưng là bác sĩ (Bảo chưa kịp thấy nhãn tên), thì mặc đồ mổ màu xanh. Mẹ cũng có bộ xanh bộ trắng như rứa (nhớ hồi xưa Bảo hay ủi đồ cho mẹ)

Thường bác sĩ mặc đồ ngắn màu xanh nhạt, đậm, lục là những bác sĩ đang làm thủ thuật hoặc phẫu thuật. Họ có thể mặc đồ đó suốt buổi làm việc hoặc khi giao tiếp khám bệnh nhân họ chuyển qua áo blouse trắng . 

Bác sĩ chỉ mặc toàn áo blouse trắng, thường là bác sĩ hệ nội khoa, chỉ khám bệnh, không mổ xẻ hay làm thủ thuật gì trên bệnh nhân. 

Đôi khi nghe tiếng động gì bất thình lình, nghe ai té cái bịch ở phòng nào đó thì nhân viên từ ngoài chạy tới xem xét. Nhân viên ghi chép đang ôm cái máy tính gần đó cũng đi tới xem. Hôm nay có y tá nào đó bị vấp dây trong phòng bệnh, té bộp. Đến bệnh nhân cũng hỏi han.

Về VN thăm bệnh viện của ba mẹ chắc cũng vui lắm! Ngoài ra nếu đi làm thiện nguyện giúp đỡ cộng đồng nghèo khó chắc cũng tốt cho Resume lắm. 

Con sẽ được làm những chuyện đó. 

Đi bệnh viện rất thích; tuy nhiên, "yêu nghề" vừa thôi đã. Sợ điểm không đủ cao, thi không đủ đậu, hic.   Đọc trên mạng, thấy người ta nói về học sinh học làm bác sĩ thường có nhiều mộng ước không thực tế.

Nếu không mộng ước cao, sẽ không bao giờ thành bác sĩ, nhất là khi mình mộng ước giúp đỡ, cứu sống và chữa lành cho người khác. Cao và thực tế hoàn toàn. 

Vui lắm khi đọc thư Bảo. 
Cứ yêu nghề đi. Nghề sẽ chọn mình. 
Thương, 

Mẹ

Thursday, September 28, 2017

HOÀNH THÁNH.

HOÀNH THÁNH.



Món ăn nhẹ tênh, có thể vừa làm vừa hát. Có thể vừa làm vừa chơi, nắn nót như thêu, như vẽ, như đan len. 
Hoành thánh có thể là món ăn chơi, ăn thiệt và cả ăn tiệc gia đình. 
Hoành thánh có thể nấu ăn mặn hoặc nấu ăn chay. 
Những lá vỏ hoành thánh mỏng tang, bạn có thể mua người ta làm sẵn hoặc tự mình nhồi bột cán bột làm nên miếng hoành thánh thơm lừng mùi bột mì.
Không khó đâu nghe. Bột mì, bột nghệ, muối nhồi mịn, ủ 30 phút. Cán mỏng thiệt mỏng. Cắt khuôn vuông hoặc tròn.
Nhân hoành thánh có thể mặn (các loại thịt...) hoặc chay (đậu khuôn)
Gói lại kiểu cọ một chút rồi hấp, chiên, nấu canh, xốt cà...Tự do, phá phách. 


Mình có cái dễ thương là thích nấu ăn và ăn khi buồn.
Khi nào thấy mình chăm chỉ nấu và ăn, mọi người có thể hiểu là mình đang buồn đó. Ăn xong mới vui. Rứa thôi.




MÙA HÈ THIỆN NGUYỆN CỦA BẢO - 3.



Ngày đó tìm chưa ra đường xuống căn tin, thấy xa quá. Hơi đói nên Bảo pha nước với sữa đặc Coffee Sweetener uống. Măm! Bữa nay Bảo đem theo bánh ăn dặm trong phòng nghỉ giải lao, khỏi xuống căn tin, về nhà ăn tiếp. 

Bảo tìm trên Youtube coi một số video cách nhân viên Y tế giao tiếp với bệnh nhân cho biết. Các nhân viên nói chuyện một cách ân cần, quan tâm, vui vẻ nhưng cũng cứng rắn tự tin. Bảo tuy thấy mình không đủ tư cách động viên bệnh nhân, chỉ muốn truyền đạt thông tin một cách chính xác.

Hôm nay lên bệnh viện: tiếp tục lau chùi, bưng bê đồ đạc. Bảo được cầm nhiều các loại dụng cụ y tế, dù chưa hiểu công dụng. Thấy đồ đạc trong các tủ cũng sẵn khá đầy đủ rồi, nên Bảo đi chậm rãi tìm việc làm. Vài nhân viên thấy Bảo ngáo ngơ, nên chỉ Bảo mấy cái tủ để bỏ thêm đồ. 
Thấy rảnh rảnh nên bảo đứng coi bác sĩ khám bệnh nhân. Bảo hỏi cho Bảo vô nghe xem được không (sợ không biết bệnh nhân có thích nhiều người nghe/nhìn không); y tá nói khi nào Bảo thích cứ vào xem, không cần xin. Chắc khi nào cần riêng tư thì họ sẽ che màn lại. Vậy cũng ổn, chỉ cần không vướng chân người ta. Bảo xem nhân viên y tá tiêm kim chích này nọ, lấy mẫu máu, đo huyết áp...nhưng cũng không hiểu nhiều lắm, ngại chưa nhờ người giải thích. Sau đó Bảo xem bác sĩ tư vấn bệnh nhân, có ER Scribe ôm máy tính ghi chép bên cạnh.

Trên loa phòng có những thông báo, Bảo quên nghe kĩ, nhưng đại loại "10 phút nữa có bệnh nhân vào phòng __; hoặc những loại mật mã dành cho trường hợp khẩn cấp (ví dụ Code Blue tức là có medical emergency,ví dụ lên cơn đau tim)

Hôm nay có một bệnh nhân được chuyển vào phòng cấp cứu Trauma (hình như Trauma cũng có nhiều cấp độ khác nhau, nhưng Bảo chưa rõ lắm). Nhân viên Paramedic, Security là những người chở bệnh nhân vào bệnh viện từ xe cấp cứu. Nghe nói bệnh nhân này bị té. Ông nớ đeo cái giữ cổ, mắt nhắm. Nhân viên làm máy móc gì đó trong phòng, lâu lâu gọi to tên bệnh nhân vài lần.  Bảo nhìn nhưng không hiểu lắm, lúc đó không dám hỏi ai, cũng không dám chui vô, tại có khá nhiều người bên trong. Bảo thấy có mấy người mang một tấm áo giáp dày dày trước ngực vào phòng, không biết là chi,chưa kịp hỏi. Lên mạng xem thì hình như là áo chống X-ray. 
Có khi bảo thấy  người ta mặc một cái áo khoác màu vàng mỏng như thế này. Chắc để chống vi trùng văng vào người?


Một ngày nữa vẫn ổn!

Ngày đó tìm chưa ra đường xuống căn tin, thấy xa quá. Hơi đói nên Bảo pha nước với sữa đặc Coffee Sweetener uống. Măm! Bữa nay Bảo đem theo bánh ăn dặm trong phòng nghỉ giải lao, khỏi xuống căn tin, về nhà ăn tiếp. 
 
Vậy cũng được hoặc cứ xuống căn tin ăn cho biết ra răng. Cũng là một khám phá.  

Bảo tìm trên Youtube coi một số video cách nhân viên Y tế giao tiếp với bệnh nhân cho biết. Các nhân viên nói chuyện một cách ân cần, quan tâm, vui vẻ nhưng cũng cứng rắn tự tin. Bảo tuy thấy mình không đủ tư cách động viên bệnh nhân, chỉ muốn truyền đạt thông tin một cách chính xác.

Không có chi khó hết. Chỉ cần mình có ý thức trách nhiệm thì tự khắc mình sẽ làm được. 
 Ví dụ: một bệnh nhân nhi quá sợ khi tới bệnh viện. Mình muốn khai thác bệnh để điều trị,  mình sẽ phải biết cách dỗ dành để bé hợp tác.  
Một người trí thức: chỉ cần nói sơ là họ hiểu để họ trình bày vấn để của họ. 
Một người ít học, tiếng Anh không tốt, mình muốn điều trị cho họ mình cũng phải cố gắng nói cho họ hiểu. 

Y khoa là ngành có thể rèn luyện giao tiếp tót nhất đó Bảo. 

Hôm nay lên bệnh viện: tiếp tục lau chùi, bưng bê đồ đạc. Bảo được cầm nhiều các loại dụng cụ y tế, dù chưa hiểu công dụng. Thấy đồ đạc trong các tủ cũng sẵn khá đầy đủ rồi, nên Bảo đi chậm rãi tìm việc làm. Vài nhân viên thấy Bảo ngáo ngơ, nên chỉ Bảo mấy cái tủ để bỏ thêm đồ. 
Bảo có cơ hội tiếp xúc như vậy là rất tốt. Nên biết cười vui vẻ và cám ơn khi họ bày vẽ cho mình .

Thấy rảnh rảnh nên bảo đứng coi bác sĩ khám bệnh nhân. Bảo hỏi cho Bảo vô nghe xem được không (sợ không biết bệnh nhân có thích nhiều người nghe/nhìn không); y tá nói khi nào Bảo thích cứ vào xem, không cần xin. Chắc khi nào cần riêng tư thì họ sẽ che màn lại. Vậy cũng ổn, chỉ cần không vướng chân người ta. Bảo xem nhân viên y tá tiêm kim chích này nọ, lấy mẫu máu, đo huyết áp...nhưng cũng không hiểu nhiều lắm, ngại chưa nhờ người giải thích. Sau đó Bảo xem bác sĩ tư vấn bệnh nhân, có ER Scribe ôm máy tính ghi chép bên cạnh.

Ô, hay quá!. 
Đúng, khi cần riêng tư người ta sẽ che màn. 
Tuy nhiên thường thì nhân viên Y tế luôn có quyền đứng cùng các nhân viên khác để quan sát và sẵn sàng hổ trợ nhau. 
Một số trường hợp đặc biệt mà  mình không được phép vào thì  họ sẽ nói mình ra . Hoàn toàn bình thường.

Nhưng họ cũng hiểu rằng nếu Bảo biết quan sát  tốt thì Bảo cũng hổ trợ công việc tốt hơn. 
Họ sẽ thích một người chịu khó quan sát hơn là một người ngồi một chỗ đợi việc kêu mới chạy đi làm. 

Khi Bảo gặp lại trường hợp đã từng quan sát, Bảo sẽ hiểu nhanh và tất nhiên Bảo hoàn toàn có thể mạnh dạn hỏi, Bảo có thể giúp gì cho họ không...

Trên loa phòng có những thông báo, Bảo quên nghe kĩ, nhưng đại loại "10 phút nữa có bệnh nhân vào phòng __; hoặc những loại mật mã dành cho trường hợp khẩn cấp (ví dụ Code Blue tức là có medical emergency,ví dụ lên cơn đau tim)
Thường thì có thông báo để nhân viên trong phòng luôn luôn sẵn sàng tư thế đón bệnh nhân.  

Hôm nay có một bệnh nhân được chuyển vào phòng cấp cứu Trauma (hình như Trauma cũng có nhiều cấp độ khác nhau, nhưng Bảo chưa rõ lắm).
Đúng rồi . Và cũng Trauma cũng khá phức tạp.  
Nhân viên Paramedic, Security là những người chở bệnh nhân vào bệnh viện từ xe cấp cứu. Nghe nói bệnh nhân này bị té. Ông nớ đeo cái giữ cổ, mắt nhắm.
Ông này có khả năng bị chấn thương cột sống cổ và dùng nẹp giữ cổ (coller)


 để cố định ban đầu cho xương khỏi di lệch gây tổn thương nặng hơn . 
Tổn thương cột sống cổ có thể gây liệt hoặc hôn mê. 

Nhân viên làm máy móc gì đó trong phòng, lâu lâu gọi to tên bệnh nhân vài lần. 
Nhân viên kiểm tra tình hình bệnh nhân. Họ có thể lắp đặt máy móc kiểm tra tim mạch, điện não, máy chụp X quang... 
Gọi tên bệnh nhân nhiều lần mục đích xem bệnh nhân có tỉnh táo không ?  Có bị hôn mê không ? 

Bảo nhìn nhưng không hiểu lắm, lúc đó không dám hỏi ai, cũng không dám chui vô, tại có khá nhiều người bên trong. Bảo thấy có mấy người mang một tấm áo giáp dày dày trước ngực vào phòng, không biết là chi,chưa kịp hỏi. Lên mạng xem thì hình như là áo chống X-ray. 

Đây là áo chì chống tia X.  
Bệnh nhân được chuẩn bị chụp X quang kiểm tra chỗ gãy để có hướng xử trí. 

Chuyện này chị Thảo đã gãy chân nên có kinh nghiệm chụp X Quang rồi. Chị Thảo có nhớ không ? 
Hồi trước chị Thảo bị gãy chân. Chụp X quang xác định tình hình gãy và bó bột. Sau 1 tuần chụp X quang lại xem vết gãy có thẳng không ? 


Có khi bảo thấy  người ta mặc một cái áo khoác màu vàng mỏng như thế này. Chắc để chống vi trùng văng vào người?

Đây là áo choàng bằng giấy. 
Màu vàng dùng cho phòng nhiễm trùng , tránh nhiễm vi trùng và chất độc , chất thải, chất xuất tiết từ bệnh nhân văng vào mình 
Màu xanh nhạt : Tránh vi khuẩn từ mình lan qua phòng bệnh và bệnh nhân . Thường khi vào phòng mổ, ba mẹ cũng phải mặc áo choàng xanh, Mang bọc chân xanh. 

Những áo này phải hủy bỏ sau khi dùng. 


Một ngày nữa vẫn ổn!

Phù! Thật là tuyệt!
Chúc mừng Bảo !!  
Thương nhiều . 
Mẹ 


Bài viết của Bs Trần Văn Phúc

NƯỚC MỸ THIẾU BÁC SĨ
=====================

Các bác sĩ ở Mỹ kiếm được rất nhiều tiền. 

Theo số liệu của Cục Thống kê Lao động, cứ 10 người Mỹ có thu nhập cao, thì 9 trong số đó là bác sĩ.

Lương khởi điểm mới ra trường của bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu, làm việc ở khu vực nông thôn, vào khoảng 200.000 USD mỗi năm. Con số ấy tương đương với 4,5 tỉ đồng tiền Việt, nhưng vẫn bị coi là thấp nhất.

Bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình có thu nhập cao nhất, lương khởi điểm mới ra trường khoảng 490.000 USD, tương đương với hơn 11 tỉ đồng tiền Việt.

Số tiền quá lớn như vậy, cứ tưởng mọi công dân Mỹ phải mơ ước làm bác sĩ, học sinh phải lao vào ngành y mới đúng! Thế nhưng Hiệp hội các trường Y khoa Hoa Kỳ (AAMC) lại vừa mới đưa ra cảnh báo: đến năm 2025 nước Mỹ có thể phải đối mặt với việc thiếu hụt 100.000 bác sĩ, một phần ba trong số đó là bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu.

Sẽ có ngày người Mỹ không nhìn thấy bác sĩ.

Ở thời điểm hiện tại, trên bản đồ y khoa Mỹ có tới một phần ba các tiểu bang chỉ đảm bảo chưa đến 50% bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Xin đưa ra một vài con số báo động đỏ:

- Connecticut = 15%

- Missouri = 30%

- Rhode Island = 33%

- Alaska = 35%

- North Dakota = 37%

- Nebraska = New Mexico = Florida = 42%

- New York = 43%

- Washington = South Dakota = 45%

- North Carolina = D.C = 50%

Có rất nhiều lí do làm cho nước Mỹ thiếu bác sĩ. Nhưng lí do chính, đó là việc trở thành bác sĩ cần một quá trình học tập quá dài: 4 năm đại học đại cương + 4 năm học chuyên y khoa + thêm 3 – 7 năm học nội trú = tổng cộng 11 – 15 năm học tùy theo từng chuyên ngành.

Trước khi vào trường y, học sinh thường đăng kí học các chương trình tiền y khoa (Pre-Medicine), sau đó các em phải trải qua kì thi MCAT (Medical College Admission Test).

MCAT là kì thi trắc nghiệm, các câu hỏi liên quan đến hóa học, sinh học, vật lí, tư duy phân tích và phê phán, kĩ năng nói, kĩ năng viết, những vấn đề về đạo đức; tất cả đều làm trắc nghiệm trên máy tính trong vòng 5 giờ.

Bước chân vào trường y, sinh viên phải bò ra học. Trong 2 năm đầu đạo tạo chuyên y, sinh viên chủ yếu học các môn khoa học cơ sở như sinh hóa, sinh lí, vi sinh, kí sinh trùng, giải phẫu… và thực hành theo từng môn học tại phòng thí nghiệm. Cuối năm thứ 2, sinh viên phải tốt nghiệp kì thi quốc gia USMLE (United States Medical Licensure Examinations), rồi mới được học tiếp.

Trong 2 năm còn lại, sinh viên được học về triệu chứng, bệnh học, điều trị. Quá trình thực hành vẫn chủ yếu trên mô hình, quan sát và học thực tế tại các bệnh viện dưới sự giám sát và hướng dẫn của các thầy. Kết thúc 2 năm học cuối này, sinh viên cũng phải tốt nghiệp kì thi quốc gia USMLE.

Tiếp theo, để có thể hành nghề thì tất cả sinh viên đều phải đăng kí học nội trú. Đây là thời gian chủ yếu học thực hành, làm trợ lí cho bác sĩ và được bác sĩ hướng dẫn trực tiếp, thời gian từ 3 – 7 năm tùy từng chuyên ngành.

Quá trình học vất vả như vậy, nhưng đó chưa phải đã kết thúc. Bác sĩ còn phải mất nhiều năm rèn luyện chuyên môn, phải đọc sách mỗi ngày, phải tham gia các khóa đào tạo liên tục theo quy định hàng năm. Nên nhớ, bác sĩ ở Mỹ không đủ 200 giờ học trong 5 năm, sẽ bị cấm khám chữa bệnh.

Thời gian học quá dài, khối lượng kiến thức quá lớn, số tiền chi phí cho học tập quá tốn kém; nên đa số người Mỹ coi việc đầu tư trở thành bác sĩ không hiệu quả so với các ngành nghề khác. Bởi vậy mà nước Mỹ hiện đang thiếu bác sĩ, mỗi năm nhập khẩu thêm khoảng 1000 bác sĩ đến từ các nước, qua chương trình thị thực Conrad 30 J-1 Waiver.
-----

SO VỚI CHÚNG TA
===============

Việt Nam vẫn duy trì mô hình đào tạo bác sĩ có từ thời Pháp, gần đây cải tiến một chút nhưng thực sự chất lượng đào tạo đang bị thụt lùi, hệ thống y tế thì lạc hậu.

Lí do thứ nhất của hiện tượng thụt lùi, là chúng ta đang đại học hóa phổ thông trung học, rồi lại phổ thông hóa những kiến thức đại học đại cương.

Cụ thể là cấp 3, như môn toán là ví dụ, học sinh phải học quá sâu hình học giải tích, tích phân – vi phân, tổ hợp và xác xuất thống kê. Toàn bộ kiến thức ấy lên đại học sẽ được nhắc lại trong phần toán đại cương. Các môn khác cũng tương tự như thế!

Lý do thứ hai, là chúng ta chỉ chọn một vài bác sĩ tốt nghiệp loại khá giỏi để đào tạo nội trú 3 năm, số còn lại chưa biết khám chữa bệnh thì lại thả nổi để họ tự đi kiếm việc làm.

Hãy thử tưởng tượng, một bác sĩ sau khi tốt nghiệp đại học nếu được đào tạo nội trú 7 năm ở Bv Việt Đức, thì họ sẽ mổ được hầu hết những ca đại phẫu cực khó như cắt ¾ dạ dày nạo vét hạch tới D2, cắt đại tràng…

Nhưng ngược lại, tốt nghiệp 6 năm chưa biết khám đúng động tác, những bác sĩ ấy đi về bệnh viện huyện làm việc, thì cả đời cũng chỉ mổ được viêm ruột thừa, bệnh nhân của họ sẽ có đầy tai biến.

Bởi vậy mà ở Việt Nam, bệnh nhân sợ bác sĩ tuyến dưới, họ phải chạy hết về các bệnh viện trung ương. Bác sĩ ở bệnh viện trung ương đa phần rất xuất sắc, không thua kém gì bác sĩ ở nơi đâu trên thế giới. Nhưng bác sĩ tuyến cơ sở, họ càng ngày càng mai một về năng lực, vì không có bệnh nhân, không thể triển khai được các kĩ thuật khó.

Lí do thứ 3 của sự thụt lùi, là cách thức tuyển đầu vào thiếu sự cân đối giữa kiến thức và đạo đức, hay một số kĩ năng khác.

Rõ ràng, điểm trúng tuyển đại học y những năm gần đây rất cao, thậm chí phải là điểm tuyệt đối mới đỗ. Điều đó có nghĩa rằng, ngành y đã đưa ra được cái Barem kiến thức để lựa chọn những người giỏi nhất vào học. Vậy sao không đưa thêm những Barem về đạo đức, Barem về khả năng tư duy và phê phán, Barem về kĩ năng nói – viết – trình bày?

Lí do thứ tư làm cho hệ thống y tế trở nên lạc hậu, đó là chế độ đãi ngộ. Bác sĩ với thâm niên 18 – 20 năm công tác, mà lương chỉ vỏn vẹn 6 triệu đồng mỗi tháng, 72 triệu cả năm; so với 4,5 – 11 tỉ của bác sĩ Mỹ mới ra trường - mức lương ấy chẳng ai chết vì đói, nhưng tất cả các bác sĩ sẽ đói cho đến tận lúc chết.

Sẽ đến lúc y tế phải xóa bỏ những vụ xô sát trong bệnh viện. Rõ ràng bệnh nhân và người nhà của họ có thể sai, nhưng bác sĩ không thể hành động sai; vì bác sĩ giỏi hơn họ, có văn hóa hơn họ, có tri thức hơn họ.

Sẽ đến lúc y tế phải xóa hẳn tình trạng bác sĩ thò tay nhận vài đồng bạc lẻ dưới gầm bàn. Tiền đủ sức làm mờ mắt với bất cứ ai, nhưng bác sĩ thì không.

Để làm được 2 điều ấy, nếu nhà nước chỉ mải mê đi xây dựng thể chế quản lí thì sẽ thật là sai lầm. Hãy đảm bảo cho bác sĩ không phải lo lắng về tiền bạc, thì chuyện xô sát với bệnh nhân và chuyện nhận phong bì, cả 2 tự khắc sẽ bị triệt tiêu.
------------------------

P/s: Bảng lương của nhân viên y tế thangs9/2017.