Tuesday, September 4, 2018

MÙA HÈ 2018 CỦA BẢO 2


Shadow August 21 2018
Phần 1 
Bảo tới trong khi bác sĩ đang khám tổng quát một lượt trong phòng bệnh.  Phòng bệnh có 12 khu giường, 1 phòng là Isolation Room. Bác sĩ nói mỗi ngày  kiểm tra từng đứa bé như thế này khoảng vài lần. Nếu như em bé tình trạng nặng thì kiểm tra nhiều lần hơn để theo dõi xem có thay đổi gì bất thường không còn nếu khá khỏe thì 1 lần. Mỗi cái giường có một cái ống nghe riêng. Bác sĩ nghe tiếng tim, tiếng thở, tiếng ruột, sờ đầu sờ người. Bác sĩ nói khi hành nghề lâu rồi nhìn lướt qua sẽ nhận thấy em bé nào có tình trạng ổn định và em bé nào có tình trang đáng lo ngại.

Có những em bé sinh non rất nhỏ, tong teo, đỏ hỏn. Đỏ hỏn do da còn mỏng. Ngoài ra, vì hệ thần kinh chưa phát triển, nên tay chân em bé còn có những động tác giật giật không đồng đều. Có em bé tuy sinh đúng ngày hoặc quá ngày nhưng vẫn bị tạng nhỏ, gọi là Fetal growth restriction; tuy nhiên so với em bé sinh non thì tạng người em bé hơi khác một chút, chẳng hạn cẳng chân dài hơn. Em bé mới sinh hôm nay vài giờ trước đó có dây nhau thai màu trắng trắng còn tươi trên rốn, có 3 mạch máu; phải có một cái kẹp để cầm máu lại cho tới khi nhau thai khô, đen và rụng đi. Có em bé bị bệnh thở yếu, phần dưới ngực thóp lên thóp xuống; em bé đang sử dụng các cơ mà bình thường thì không phải sử dụng để thở.



Em bé có dây dán 3 chỗ trên thân hình, cho ra 3 đường dữ liệu trên monitor: HR (Heart Rate), RR (Respiratory Rate), SpO2 (O2 saturation in blood). Mỗi em bé có một sô đo hơi khác chút xíu nhưng có một mức tiêu chuẩn bình thường. Những khi bác sĩ tới kiểm tra em bé, nhịp tim có thể nhanh thêm một chút vì em bé khó chịu/sợ hãi khi bị làm phiền. Em bé gắn ổng thở, gắn ống dẫn thức ăn (vào mũi hoặc vào miệng). Mỗi em bé có một cái núm bú, gọi là Pacifier: em bé cảm thấy thoải mái hơn khi cho bú cái này, nhất là khi đang bị khám bệnh, lay chuyển. Nếu bị kích động sẽ mau mất oxy. Các em bé được quấn trong cái mền, và được cho nằm trong tấm nệm thiết kế ôm lại (gọi là cái Snuggle Up hay là snuggler gì đó), kèm theo các loại gối có thiết  kế ôm để em bé cảm thấy như đang ở trong bụng mẹ.





Sau khi bác sĩ kiểm tra bệnh nhân xong, thì bắt đầu công việc patient rounding kéo dài khoảng 2 tiếng đồng hồ.

Thường Bảo biết “Patient rounding” cũng có nghĩa là công việc của y tá đều đặn kiểm tra tình hình và yêu cầu bệnh nhân nằm viện. Ví dụ Bảo đi quanh các khu phòng bệnh kiểm tra xem bệnh nhân có cần thêm nước hoặc thấy nóng/lạnh gì không.
Nhưng công việc lần này lại không phải vậy. Một tập thể bao gồm nhiều nhân viên y tế khác nhau cùng báo cáo hồ sơ bệnh nhân, bàn kế hoạch điều. Bác sĩ nói tập thể này có thể hơi khác nhau tại mỗi tổ chức y tế/ bệnh viện khác nhau. Bảo đếm những tên nhân viên khác nhau bao gồm.
- Bác sĩ MD
- PA
- DO
-RN (registered nurses)
-Lactation Educator
-Dietitian (Đi cùng người này là 1 người Dietitian Resident)
-Pharmacist Specialist (đi cùng là một pharmacist resident)
-Social Worker
Resident là nhân viên y tế đang còn được huấn luyện.

Từng y tá đứng ra báo cáo tình hình bệnh nhân: cân nặng sau sinh, kích cỡ vú mẹ, những biểu hiện bất thường (ói mửa? emesis episode )... Các nhân viên và trong giấy tờ sử dụng rất nhiều từ viết tắt/từ chuyên môn Bảo không hiểu gì cả. Nhân viên dinh dưỡng (dietitian) báo cáo thông tin như loại sữa em bé đang dùng hiện tại (sữa mẹ, sữa của donor, sữa pha thêm chất bổ…), em bé có phản ứng thế nào với loại sữa (em bé có thể ghét sữa donor, chỉ thích sữa mẹ)…
Bác sĩ và PA tính toán và bàn luận về cách điều trị sắp tới. Nên cho em bé chừng nào liều thuốc? Cần lặp lại một số xét nghiệm? Nên cho em bé thức ăn bằng phwiowng pháp nào: qua đường máu IV hay là qua miệng... Y tá, dietician cũng đưa ra ý kiến của mình, họ cũng có kinh nghiệm và chuyên môn của họ. Bác sĩ ghi lại quyết định điều trị vào máy tính. Bác sĩ đọc lại nguyên kết luận điều trị cho cả nhóm. Trong máy tính bác sĩ ghi “I am solely responsible for the exam, but decision is made with a multidisciplinary team”
Bệnh nhân được tham gia nghe cuộc họp này khi đến lượt nói về họ. Vài người đến nghe, vài người nói qua điện thoại, vài người không có mặt.

Nhìn trong cuộc họp như trên Bảo thấy chưa rõ sự khác nhau giữa trách nhiệm của doctor và PA…nhìn có vẻ giống giống nhau, họ đều có giọng nói trong việc điều trị, không rõ ai nói nhiều hơn ai. Nhưng có vẻ như bác sĩ là người ra quyết định cuối cùng, còn các nhân viên khác ghi lại. 

Bà bác sĩ của Bảo nói hôm nay bà đảm nhiệm một nhiệm vụ hơi khác với bình thường, hơi giống với nurse practitioner hơn, nhưng bà vẫn có quyền lực của bác sĩ.

Một lát sau Bảo vô văn phòng của bác sĩ . Hôm nay bác sĩ của Bảo làm nhiều việc giấy tờ, kèm theo giám sát người PA đi cùng bà. Họ xem xét các hồ sơ của bệnh nhân, trả lời điện thoại những ai kêu họ, hoàn tất một số training trên máy tính. Trong lúc này bà bác sĩ tận tình giải thích và trả lời câu hỏi của Bảo.
1.      Bà trở thành bác sĩ nhi như thế nào. Bà có kinh nghiệm gì trong việc quyết định chuyên ngành của mình?
a.       Bà có con nhỏ trong thời gian học trường Y. Con bà bị bệnh nặng. Điều này làm bà muốn chăm sóc trẻ em bị bệnh.
b.      Bà đọc nhiều văn bản y học, và cảm thấy rất hứng thú về neonatology (trẻ em sơ sinh). Ban đầu bà định chuyên ngành OB/GYN nhưng nhận ra là đọc về gyneacology thấy chán nên bà không học nữa. Điều này quan trọng vì  y tế phát triển liên tục và mình phải liên tục đọc và học suốt nghề nghiệp.
c.       Suy nghĩ xem mình muốn làm việc trong môi trường nào? Với loại người nào?
i.       Có loại bác sĩ làm trong clinic thì có số giờ làm việc nhất định, sau giờ làm việc 8am-4pm thì về nhà nghỉ hoặc có cho bệnh nhân liên lạc thông qua điện thoại. Có loại bác sĩ thì ở suốt ngày trong bệnh viện (stay in-house). Như bà hiện tại đang có shift 24 tiếng. Bà sẽ ở luôn trong bệnh viện. Có giường nằm dành cho bs. Bà cũng thường di chuyển qua vài bệnh viện khác nhau; bà hiện cũng đang làm ở UW Seattle Medical Center
1.      Bệnh viện có thể có cơ sở khác nhau: St. Joseph có NICU Level 3, còn bệnh viện trẻ em “Seattle’s Chidren” có NICU Level 4 bệnh nặng hơn.
     ii.      Bà từng hành nghề trong quân đội. Dân quân đội có những vấn đề về sức khỏe khác với dân thường một chút. Ví dụ, điều tốt là dân quân đội không nghiện thuốc vì quân đội không cho phép dùng thuốc, cũng như không lo sợ tiền bạc vì kiểm tra sưc khỏe miễn phí (tiền bạc ảnh hưởng đến quyết định điều trị). Điều xấu là có rất nhiều bệnh PTSD; cha mẹ và con cái thường bị xa cách do xa nhau sớm…
d.      Nên nhớ là làm bác sĩ không chỉ có việc cứu người một cách hào hiệp hay thường xuyên nhìn thấy những bệnh lý hiếm có, thú vị. Bác sĩ sẽ gặp rất nhiều ca thông thường, thấy đi thấy lại.  Một số em bé chỉ sinh non có chút xíu. Không có gì trầm trọng. Và sẽ nhiều việc giấy tờ.

Bảo nghe bà và PA nói chuyện với nhau. Qua đó Bảo nghe thêm về những ngành nghề khácc. Ngoài bà Bs kể về một số thay đổi trong y tế từ hồi bà mới đi học.

1.      PA và NP (nurse practioners) không có quyền đỡ đầu em bé. Bác sĩ cấp cứu (emergency doctor) tuy không chuyên môn về sinh đẻ, thì có quyền.
a.       PA kể lần đó trong phòng sinh chỉ có một mình ông, mà em bé thì đã chuẩn bị ra. Vì thế ông ra tay đỡ đầu. Em bé chui tọt ra dễ dàng, không có vấn đề gì. Tuy nhiên bà Bs nói sau này nhớ là tư cách PA không có quyền này. Nếu không có ai trong phòng, thì việc làm đúng là phải ra tay (không thể lên án người ra tay trong lúc nguy kịch) tuy nhiên có bất kì ai khác thì phải gọi.
b.      Khi bà còn là một fellow (chương trình y tế là medical school>residence>fellowship), còn đang giai đoạn huấn luyện, làm việc trong bệnh viện, gặp một em bé tím tái nên bà đã ra tay cứu chữa kịp thời, nhưng sau đó bị nhân viên cấp trên lưu ý .
c.       Hiện nay bác sĩ ngày càng được yêu cầu ở lại bệnh viện nhiều hơn vì lý do: người không đủ chức vụ không có người trông coi và gây nhiều sai lầm. Khi bà còn là một fellow và làm việc trong bệnh viện, nhiều lúc bà tự tìm cách sử dụng các loại máy móc vì không ai chỉ bảo cho bà cả; kết quả là bà cho máy chạy quá liều.
2.      Hiện nay chi phí chữa bệnh cao quá. Nhiều khi việc khám bệnh không cần thiết. Mỗi ngày em bé nằm trong bênh viện NICU là tốn thêm một số tiền lớn.
a.       Đôi khi em bé đã đủ điều kiện để về nhà, chỉ trừ cho một vấn đề nhỏ có thể có cách xoay sở, ví dụ còn cần mang ống thở oxy. Tuy nhiên vì cha mẹ không yên tâm/sợ hãi chuyện mang ống thở nên vẫn muốn ở lại bệnh viện.
b.      Nhiều qui trình xét nghiệm lặp lại nhiều lần không cần thiết. Bác sĩ theo qui luật phải động chạm em bé thì mới đủ điều kiện nhận tiền (billed for examination) tuy nhiên động chạm em bé nhiều thì làm em bé bị quấy rối.
3.      Hiện nay việc giấy tờ của bác sĩ nhiều hơn xưa. Mọi thứ đều phải được ghi lại kể cả những triệu chứng "bình thường". Bà nói, việc giấy tờ là đời bác sĩ của bà hiện tại đây. Bà xin lỗi là hôm nay thuộc loại ngày hơi “chán”, ít sự kiện cho bảo xem mà toàn là việc giấy tờ.

Tiếp theo, Bảo vào văn phòng nghe bác sĩ thảo luận với dietician trong vòng  khoảng 1 tiếng đồng hồ. Họ bàn luận suốt thời gian đó về đồ ăn cho em bé. Bảo không hiểu gì nhiều.

Phần 2: Bác sĩ cho Bảo chuyển qua quan sát y tá bởi vì bác sĩ sẽ làm việc bàn giấy suốt buổi.
Y tá thì chăm nom bệnh nhân suốt buổi. Các y tá nói họ yêu thích sự tiếp xúc với bệnh nhân nên đã chọn ngành y tá. Họ nhiệt tình giải thích cho Bảo các thứ. Bảo nghe và nhớ được vài thứ”
-Bảo được quan sát hai y tá đang thay tã cho em bé, thay ống thở và cho em bé một ống sữa mới. Những việc này cần phải làm khá thường xuyên. Em bé này bị ướt băng tã thấm qua cả mền luôn nên y tá phải thay nệm nữa. Y tá đem đo cân nặng băng tã, để từ khối lượng chất thải, biết được vấn đề tiêu hóa/tiết niệu của em bé như thế nào (ví dụ nếu nước tiểu ít, em bé giữ nước (water retetention) trong người, tức là thận có vấn đề. Y tá ghi lại tất cả những thông tin này vào máy tính được đặt trong phòng.

Y tá giải thích là khi em bé có biểu hiện tay xòe năm ngón căng ra, tức là đang cảm thấy khó chịu (in distress). Em bé không nói được nên mọi sự khó chịu được biểu hiện qua cơ thể nó. Bảo quan sát một y tá tới xử lý một em bé đang nằm bỗng nhiên khóc lóc. Y tá phải quấn lại mền cho em bé, nới lỏng cái ống thông khí để lỡ bị chặt quá, loay hoay một hồi em bé mới đỡ khóc.

Bảo cũng biết được là cái “car seat test”  là bài kiểm tra dành cho những em bé khỏe mạnh, chuẩn bị xuất viện, không có thông qua đo đạc máy móc nhịp tim nhịp thở như những em bé trong phòng NICU. Tuy nhiên những em bé khỏe mạnh vẫn có khả năng có biến chứng gì đó mà nếu không đo đạc thì không phát hiện ra, dẫn đến hiện tượng khi lớn lên thành thanh thiếu niên, đang chơi thể thao hăng say thì bỗng nhiên suy tim đột quỵ.

Bảo gặp một bà nhân viên với chức vụ Respiratory Therapist, RT. Bà rất nhiệt tình. Bà cho Bảo sử dụng ống nghe để nghe tim, phổi em bé. Đặt vào vùng bụng thì nghe được tiếng rột rột của ruột; rột rột tức là thức ăn đang di chuyển tốt. Ống nghe có thể cho biết một số thông tin ví dụ “heart murmur”, van tim không đóng chặt. Không biết được từ máy monitor.
 Bà RT cười nói Bảo đặt ống nghe nhẹ nhàng quá, phải mạnh tay lên chứ em bé nó đánh lại mình. Bà cho Bảo giữ cái “pacifier” trong miệng em bé trong khi bà đang thay một số đồ cho em bé, làm em bé khó chịu. Bảo phải đè cái núm đó vào miệng hơi chặt tay một chút. Em bé mút chùn chụt.

 Bà RT giải thích sự khác nhau giữa các loại máy trợ thở mà em bé dùng.
-Ventilator (phương pháp “invasive”. ống khí đút vào phổi. Một số lưu ý không thọt quá sâu, có thể làm ống chỉ chui vào một lá phổi, làm cho một lá phổi bị phồng quá mức còn lá kia không được cung cấp khí)
- Máy “Oscillator” là một loại máy ventilator nhưng với nhịp thở rất nhanh và cạn hơn máy thông thường.
- C-pap (Continuous positive airway pressure- một loại “Khẩu trang” bịt mũi hoặc miệng , dùng áp suất để thông khí trong cổ họng)
-High Flow (ống oxy để ngang mũi).
-Curosurf là một loại hóa chất giúp làm tiêu một số thứ làm tắc nghẽn đường thở trong phổi. Bà RT  lấy trong tủ đưa Bảo một tấm brochure hướng dẫn sử dụng Curosurf dành cho nhân viên. Bà còn chỉ cho Bảo một video trên youtube cách sử dụng phương pháp này. Ngoài ra còn có máy sử dụng nitrogen cũng giúp giảm tăc nghẽn.          
-Laryngoscope (nhãn hiệu “Glidescope”) là một thiết bị soi vào cổ họng để đút ống thở vào. Bà ấy bật chiếc máy lên để Bảo xem thử video chiếu sẽ như thế nào.


Bảo thích nên ghi lại tùm lum ri đây. Tổng quát thì Bảo thấy nhiều điều hay và thích.

Bà bác sĩ nói nếu bảo muốn tiếp tục shadow bà dài lâu trên Seattle (vì bà có làm ở UW) thì có thể email bà. Nhưng Bảo cũng chưa hứa hẹn gì nhiều vì Bảo đang nghĩ nên quan sát những bác sĩ ngành khác nữa. Càng đa dạng càng tốt, tuy nhiên nếu quen biết 1 bs lâu dài để họ viết letter of reccomdation cũng quan trọng.

****************************
 8/26
Phần 3

Tuần nay Bảo huấn luyện tình nguyện viên lần đầu tiên. Bạn cùng làm volunteer với Bảo (và cũng là người đã huấn luyện Bảo) kể là bạn đã refer Bảo cho bà Voluteer Coordinator để làm huấn luyện viên vì Bảo kể với bạn là Bảo muốn làm đó. Bạn này làm tình nguyện tại St. Joseph đã mấy năm rồi, nên quen bà Volunteer Coordinator. Ngoài ra bạn thường mạnh dạn nói chuyện với các nhân viên, và kể Bảo là bạn đã được nhận 2 việc làm tại bệnh viện này. Bạn ấy cũng huấn luyện Bảo kĩ càng nên Bảo học tập theo.

Bảo cứ sợ không nhớ hết thông tin nên đã in ra tất cả những điều quan trọng để nói, 2 trang khá dày chữ. Sau đó Bảo còn gởi bạn tờ notes của Bảo kèm theo hình ảnh Bảo chụp các thiết bị y tế có ghi chú tên. Bảo có nói đây là notes riêng của Bảo tự làm (không phải của bệnh viện) . Bảo “lưu ý” trước với hai bạn tình nguyện viên mới là Bảo mới huấn luyện lần đầu với lại tính Bảo cũng hơi shy nên thông cảm nếu Bảo tỏ vẻ hơi hồi hộp. Họ vui vẻ. Bảo làm khá ổn, hết sức mình và nói hết những điều muốn nói. 
...


THƯ MẸ 

Nhận thư Bảo, mẹ luôn vui và rất thích. Ba cũng vậy. 
Thứ nhất là được đọc thư
Thứ hai là hiểu được Bảo đang học hành ra sao
Thứ ba là tăng hiểu biết của bản thân. Đây là điều thực sự. Ba mẹ có chuyên môn nên đọc rất thích. Có rất nhiều thứ qua bài viết của Bảo ba mẹ mới biết. 
Những bài viết cũ trước đây, Bảo còn mới mẻ. Những thứ Bảo ghi chép ba mẹ biếtcũng nhiều. 
Qua năm nay,đặc biệt là qua thư này thì Bảo hiểu biết đã hơn ba mẹ rồi. 

Mẹ ngại Bảo bận lắm. Mẹ cũng sợ phiền Bảo. Nếu Bận quá hay mất thời gian quá, Bảo có thể không viết . Nhưng bản thân mẹ thì quả thật là không hề ngán một chút nào. Mong thư và mong được đọc lắm. 
Như khi mẹ đọc thư này, mẹ hơi ngợp và rất mừng vui vì những điều bảo có được qua một ngày shadow. Quả là thật tuyệt. 

Những ghi chép về bé sơ sinh , quả tình là Bảo quá giỏi. Mẹ không hề biết những điều như thế khi mới đi học. Tất nhiên là học tới gần ra trường rồi mới biết
Cái kẹp dây rốn ngày xưa mẹ học thì không có. Người ta cột lại bằng chỉ (có cách cột riêng) Khi Bảo Thảo mới sinh cũng được cột chỉ chứ không có kẹp để kẹp. Bây giờ thì nghe nói là có kẹp nhau thai rồi. 

" em bé đang sử dụng các cơ mà bình thường thì không phải sử dụng để thở."
Đây là một hiểu biết quá xuất sắc với một người chưa học Y khoa.

 "Mỗi em bé có một cái núm bú, gọi là Pacifier: em bé cảm thấy thoải mái hơn khi cho bú cái này, nhất là khi đang bị khám bệnh, lay chuyển. Nếu bị kích động sẽ mau mất oxy. Các em bé được quấn trong cái mền, và được cho nằm trong tấm nệm thiết kế ôm lại (gọi là cái Snuggle Up hay là snuggler gì đó), kèm theo các loại gối có thiết  kế ôm để em bé cảm thấy như đang ở trong bụng mẹ" 
Chuyện này tuyệt vời quá. Rất hay! Cái tấm ôm nớ rất tuyệt. Tư thế đứa bé đúng là tư thế trong bào thai. Hay quá Bảo ơi. Lần đầu tiên mẹ biết đó. 
Bảo giỏi quá . Hiểu biết công việc của từng vị trí. Mẹ chưa biết những điều này khi còn đi học. Tất nhiên bây giờ thì biết rồi. 
Cũng như ở VN, công việc của một ngày tại BV của một bác sĩ, y tá và những nhân viên y tế khác tất bật vậy đó. Nhất là ở những khoa đông bệnh nhân, bệnh nặng...Họp nhau để báo cáo tình hình bệnh nhân, thảo luận cách điều trị tiếp bệnh nhân, thường gọi là giao ban. Ai cũng có quyền có ý kiên, bác sĩ sẽ lắng nghe và đưa ra quyết định cuối cùng và tất cả cùng thực hiện .
Thật là tuyệt vì Bảo được xâm nhập rất nhiều như thế

Một số tâm tình của bà bác sĩ mà bảo có được cũng thật là hữu ích. Bà bác sĩ thật dễ thương. 
❤❤❤❤❤

Phần 2 của Bảo thú vị quá. Được tiếp xúc trực tiếp với trẻ, được thử ống nghe, biết thêm rất nhiều về những dụng cụ trợ giúp cho trẻ mà mẹ không biết. Không ai bày cho mẹ lúc con đi học cả. 
Bảo thấy em bé là một mầu nhiệm không ? em bé là một người lớn thu nhỏ xíu một cách tội tội. 

Phần 2 này mẹ có chú ý tới ý tốt của bà bác sĩ về việc shadow ở UW. 
Bảo nói đúng, Bảo có thể xin shadow các  ngành khác để đa dạng hơn. Bảo có thể tăng thêm sự yêu thích ngành Y. Nhưng việc yêu thích thì rõ rồi. Việc tăng hiểu biết thì sẽ còn nhiều thời gian.  
Vì thế,  việc shadow bà bác sĩ để tạo mối quan  hệ cũng là khá quan trọng đó Bảo. Mẹ nghĩ là cũng rất quan trọng. 

Phần 3: huấn luyện. 
Chúc mừng Bảo được tin cậy để có thể đảm nhận vai trò huấn luyện này. 
Bảo đã làm rất tốt. Chuẩn bị kỹ , cả chuyên môn lẫn tư tưởng cho người tình nguyện. 
Bảo rất rất giỏi. 

Mẹ đọc thư con rất kỹ, mẹ học được nhiều thứ. 
Mẹ vẫn mong nhận thư. 
Nhưng nếu điều này là con bận rộn và mất thời gian quá thì thôi cũng được. 
Khi nào thật rảnh thì chấm phá vài câu cũng được. 

Cám ơn Bảo rất nhiều. 

Thương nhiều. 

Mẹ 

Monday, September 3, 2018

SÔNG TRUỒI





Về quê, xao lòng bởi cảnh cũ còn đây mà người đã xa vời vợi
Dừng chân bên quán cafe nhỏ ven sông Truồi, nắng lưng chừng trong mắt. 
Những hàng cây rủ bóng. Dòng sông xưa vẫn lặng lờ trong vắt. 
Người phụ nữ nghèo giặt đồ cong lưng bên bến sông.
"Nhánh sông thân yêu ngày chưa biết buồn 
Đã ru tôi một thời thơ ấu
Ngỡ quên theo cùng năm tháng dài
Sao giờ bỗng hồn đầy nhớ thương
Dòng sông cũ ...
Những thân yêu trong mười năm bé dại
Bỏ tôi đi tựa mùa xuân cũ
Búp-bê xinh ngày xưa nát rồi
Riêng còn sót một giọng hát thôi
Ngày mới lớn ..."
https://www.youtube.com/watch?v=7cgxgzdcvjU
Nhớ thời bé dại, theo chân mẹ về thăm nội, dòng sông này tắm mát cho con.
Con đường đất dẫn vào nhà rất ngắn mà ngày xưa sao lại dài đến thế? Bước chân con nhỏ quá hay sao ?
Những giọt nắng mênh mang rơi làm mắt mình cay quá.
Ngày xưa đó đã rời xa.