Bệnh viện hôm thứ 5:
Một ngày ổn, Bảo vẫn
lăn tăn đi giúp việc. Vui!
Bảo thấy một số y tá,
bác sĩ để tóc dài xõa, bồng bềnh, tóc búi kiểu "rơi rớt". Bình thường
Bảo cột lên gọn gàng, nhưng hôm nay thử để xõa. Kết quả là cúi lên cúi xuống
lau chùi giường bệnh, tóc rớt ra trước mặt tùm lum. Không thèm để xõa
nữa.
Bảo thấy trong những
nhân viên tại đó có nhiều y tá trẻ, còn bác sĩ có vẻ già hơn. Nhưng hôm nay Bảo
thấy một cô bác sĩ châu Á nhìn trẻ. Bảo vào phòng bệnh nhân vừa mới được cô nớ
khám.Bệnh nhân đang chuyện với người nhà, Bảo nghe chữ được chữ mất, chắc là
đang nói về cô bác sĩ: "cô nớ trông có vẻ sắc sảo", "kể ra tui
cũng thích người mới được đào tạo gần đây". Bảo còn nghe bệnh nhân nói
"tôi không tin bệnh viện nói bụng tôi không có bệnh gì. Có cái gì trong đó
đau lắm..."
Bảo thấy có sự khác
nhau về cách trải giường, và cũng có khác nhau về hình dáng giường. Phần lớn
giường trong phòng cấp cứu nằm trong những căn phòng to có màn ngăn cách. Những
giường này Bảo chỉ trải một tấm drap lên, không có mền trừ khi yêu cầu (mền sẽ
được lấy từ tủ ấm ra). Những người từ xe cấp cứu được chở vào gian phòng này.
Tại một gian hành lang
khác cũng nằm trong phòng cấp cứu, mỗi bệnh nhân có phòng riêng. Bảo phải trải
2 tấm drap giường và một tấm mền. Bảo chưa biết sự khác nhau giữa hai khu
vực này. Chắc bệnh nhân một khu nằm điệu trị lâu dài hơn, còn bệnh nhân khu kia
sẽ được chuyển đi trong thời gian ngắn.
Ngoài ra còn có một
khu vực nhỏ chỉ có vài phòng, dành cho bệnh nhân có vấn đề tâm thần.
Có một gian phòng bệnh
nằm cách khỏi các gian phòng cấp cứu trên được gọi là Emergency department
Obsevation Area. Tra trên mạng thì thấy đây là khu vực để theo dõi tình trạng
các bệnh nhân gặp những biểu hiện chưa rõ lý do, chưa chính thức nhập viện.
Giường bệnh ở đây cũng chỉ trải có 1 tấm drap.
Bảo còn nhiều thứ cần
tìm hiểu thêm :) Bảo đang từ từ nhớ và hiểu thêm vị trí và chức năng của những
căn phòng quanh khu vực cấp cứu. Lên các tầng khác, vẫn còn nhiều gian phòng
Bảo chưa đến lắm! Hình như hồi trước cậu nằm trong khu vực "Intensive
Care"; hay là ở khu vực bệnh tim nhỉ, quên rồi.
Sau khi hoàn thành 100
giờ hè này rồi, những thời gian sau, ví dụ lúc nghỉ đông, Bảo có thể đến
St.Joseph tình nguyện tiếp theo số giờ tùy thích, và sẽ được cho vào khu vực
khác.
Mỗi ngày Bảo cố suy
nghĩ ra thêm một câu hỏi gì đó trước khi đi làm ngày tiếp theo, để biết chắc là
mình đang tiến bộ. Nếu có tình nguyện viên khác làm chung để học hỏi chắc cũng
tốt.
NHẬT KÝ CỦA BẢO
Bệnh viện hôm thứ 5:
Một ngày ổn, Bảo vẫn
lăn tăn đi giúp việc. Vui!
Bảo
thấy một số y tá, bác sĩ để tóc dài xõa, bồng bềnh, tóc búi kiểu "rơi
rớt". Bình thường Bảo cột lên gọn gàng, nhưng hôm nay thử để xõa. Kết quả
là cúi lên cúi xuống lau chùi giường bệnh, tóc rớt ra trước mặt tùm lum. Không
thèm để xõa nữa.
Nguyên tắc là tóc phải bới
gọn gàng.
Bảo
thấy trong những nhân viên tại đó có nhiều y tá trẻ, còn bác sĩ có vẻ già hơn.
Nhưng hôm nay Bảo thấy một cô bác sĩ châu Á nhìn trẻ. Bảo vào phòng bệnh nhân
vừa mới được cô nớ khám.Bệnh nhân đang chuyện với người nhà, Bảo nghe chữ được
chữ mất, chắc là đang nói về cô bác sĩ: "cô nớ trông có vẻ sắc sảo",
"kể ra tui cũng thích người mới được đào tạo gần đây". Bảo còn nghe
bệnh nhân nói "tôi không tin bệnh viện nói bụng tôi không có bệnh gì. Có
cái gì trong đó đau lắm..."
Bệnh nhân luôn luôn thích
nói chuyện về nhau , kể lể và nói về bác sĩ y tá , nói tốt và nói xấu . Hì
hì
Bảo
thấy có sự khác nhau về cách trải giường, và cũng có khác nhau về hình dáng
giường. Phần lớn giường trong phòng cấp cứu nằm trong những căn phòng to có màn
ngăn cách. Những giường này Bảo chỉ trải một tấm drap lên, không có mền trừ khi
yêu cầu (mền sẽ được lấy từ tủ ấm ra). Những người từ xe cấp cứu được chở vào
gian phòng này.
Tại
một gian hành lang khác cũng nằm trong phòng cấp cứu, mỗi bệnh nhân có phòng
riêng. Bảo phải trải 2 tấm drap giường và một tấm mền. Bảo chưa biết sự
khác nhau giữa hai khu vực này. Chắc bệnh nhân một khu nằm điệu trị lâu dài
hơn, còn bệnh nhân khu kia sẽ được chuyển đi trong thời gian ngắn.
Bảo giỏi quá. Biết quan
sát.
Mẹ hiểu vấn đề Bảo nói.
Nhưng mẹ không biết nhiều lắm. Ở Vn không được như vậy. Hì hì, bệnh nhân nào
cũng chỉ có cái giường và cái chiếu thôi, và chiếu đôi khi rất bẩn. Không rõ
bao lâu mới thay một lần.
Phòng cấp cứu thường
có các khu vực tiếp nhận bệnh khác nhau
Bệnh nhân mới vào từ xe
cấp cứu, có thể cần ngăn màn để kiểm tra và làm các thủ thuật. Có thể họ bẩn,
máu chảy, chất nôn , nước tiểu ... thì drap trải giường dùng nhanh và thay liền
nên chỉ lót 1 tấm.
Sau đó nếu nhập viện thì
chuyển đi tới bệnh phòng,
Nếu cần nằm lưu lại
để theo dõi thêm thì sẽ chuyển qua một khu vực khác cũng ở phòng
này. Tại đây bệnh nhân có thể cần êm hơn, ấm hơn, và nằm lâu hơn , có khi nằm
một buổi. Nếu không có gì trở ngại thì cho ra viện.
Ngoài
ra còn có một khu vực nhỏ chỉ có vài phòng, dành cho bệnh nhân có vấn đề tâm
thần.
Ồ, hay quá hè !
Có
một gian phòng bệnh nằm cách khỏi các gian phòng cấp cứu trên được gọi là
Emergency department Obsevation Area. Tra trên mạng thì thấy đây là khu vực để
theo dõi tình trạng các bệnh nhân gặp những biểu hiện chưa rõ lý do, chưa chính
thức nhập viện. Giường bệnh ở đây cũng chỉ trải có 1 tấm drap.
Dần dần Bảo sẽ hiểu nhiều
hơn.
Bảo
còn nhiều thứ cần tìm hiểu thêm :) Bảo đang từ từ nhớ và hiểu thêm vị trí và
chức năng của những căn phòng quanh khu vực cấp cứu. Lên các tầng khác, vẫn còn
nhiều gian phòng Bảo chưa đến lắm! Hình như hồi trước cậu nằm trong khu vực
"Intensive Care"; hay là ở khu vực bệnh tim nhỉ, quên rồi.
Cậu nằm ở khu vực sau mổ
tim. thuộc khoa tim mạch.
Sau
khi hoàn thành 100 giờ hè này rồi, những thời gian sau, ví dụ lúc nghỉ đông,
Bảo có thể đến St.Joseph tình nguyện tiếp theo số giờ tùy thích, và sẽ được cho
vào khu vực khác.
Mình sẽ còn nhiều cơ hội
làm việc giúp mọi người.
Bảo giỏi lắm.
Mỗi
ngày Bảo cố suy nghĩ ra thêm một câu hỏi gì đó trước khi đi làm ngày tiếp theo,
để biết chắc là mình đang tiến bộ. Nếu có tình nguyện viên khác làm chung để
học hỏi chắc cũng tốt.
Không sao đâu. Mọi chuyện
không ai biết liền cả. Bảo thấy đó, 5 ngày, Bảo biết thêm một khối lượng việc
mà mẹ học y năm thứ 2 mới biết đó.
Chúc mừng Bảo. Hy vọng Bảo
sẽ yêu nghề sớm
Mẹ
Hic,
hay năm sau Bảo về bệnh viện VN làm tình nguyện giặt chiếu
Bên ni mỗi lần dọn
phòng của bệnh nhân đã ra về, Bảo sử dụng một loại khăn ướt khử trùng dùng 1
lần, chùi tất cả những vùng nào bệnh nhân chạm vào hoặc có khả năng ho, hắt xì
vào: giường, thanh chắn giường, các dây đo mạch/huyết áp, cái điện thoại, mặt bàn,
ghế người nhà ngồi... Một cái thau tuy nhìn trống trơn, hoặc đồ dùng y tế gì đó
để giữa bàn, không được dùng lại. Xe lăn cũng được chùi.
Những chuyện thấy trên
bệnh viện hôm nay, kể cho vui:
Sau khi hỏi khu phòng
có nhiều lớp trải nệm Bảo kể hôm trước, thìBả biết đúng là dành cho bệnh nhân
cần được theo dõi lâu hơn, chuẩn bị chuyển lên khu vực khác dành cho
Inpatients.
Bảo chợt để ý trong
phòng cấp cứu có vài giường bệnh nhân đang nằm mà ra trải giường tuột ra hết,
nhất là khi phần đầu giường được nâng lên. Bảo bắt đầu để ý lại cách trải ra
nệm của Bảo.
Vào phòng bệnh nhân để
chùi dọn, Bảo thấy một cái bình đựng nước chi gớm gớm. Y tá vào dọn (Bảo không
cần phải làm việc này), giải thích cho Bảo đây là dụng cụ hút chất trong dạ dày
bằng cách ống dẫn qua lỗ mũi, dành cho bệnh nhân ăn uống nhưng không thải ra
như bình thường được.
Có một y tá đang mang
một bộ áo quần giấy màu trắng, che từ chân tới cổ (che kín hơn cái áo choàng
màu vàng) và mang thêm cái bọc chân màu xanh. Y tá nói phòng bệnh nhân này có
bọ, chí.
Có một ông bệnh nhân
nhận ra Bảo, nhớ có thấy Bảo lần trước, nên hỏi han chơi.
Có một bệnh nhân trẻ
mới vào. Cô này đang khóc mếu máo, nhắm mắt, thở mệt mỏi. Bác sĩ và y tá ân cần
hỏi han. Y tá hỏi vì sao khóc, có gì buồn? Bệnh nhân nói "tôi thất
vọng". Y tá nói bệnh nhân hãy mở mắt nói chuyện với bác sĩ. Khi y tá
định đi lấy đồ, bệnh nhân kêu lại, nói "đừng đi".
Bác sĩ hỏi gần đây
uống những thuốc gì...? uống gần nhất lúc nào...?
Y tá băt đầu làm thử
nghiệm IV. Y tá nói sẽ cần lấy mẫu nước tiểu. Y tá vào phòng giúp bệnh
nhân đi vệ sinh; bệnh nhân không tỉnh táo, không đứng nổi, phải đem xe lăn đến.
Bác sĩ lại đến tiếp tục hỏi về chuyện thuốc, còn cô nớ than thở sao hỏi
hòai.
Trong phòng bệnh, thấy
có hai nhân viên bảo vệ nói chuyện với cô bệnh nhân này. Bảo hỏi vì sao có bảo
vệ, thì nghe nói là bệnh nhân này uống thuốc quá liều, có ý định tự tử; cảnh
sát có thể đang hỏi về những mẫu thuốc để tịch thu.
Bảo thấy hình như có
hai loại bác sĩ? Có bác sĩ (MD) thì mặc áo khoác trắng, đồ văn phòng bình
thường. Có người xưng là bác sĩ (Bảo chưa kịp thấy nhãn tên), thì mặc đồ mổ màu
xanh. Mẹ cũng có bộ xanh bộ trắng như rứa (nhớ hồi xưa Bảo hay ủi đồ cho mẹ)
Đôi khi nghe tiếng
động gì bất thình lình, nghe ai té cái bịch ở phòng nào đó thì nhân viên từ
ngoài chạy tới xem xét. Nhân viên ghi chép đang ôm cái máy tính gần đó cũng đi
tới xem. Hôm nay có y tá nào đó bị vấp dây trong phòng bệnh, té bộp. Đến bệnh
nhân cũng hỏi han.
Về VN thăm bệnh viện
của ba mẹ chắc cũng vui lắm! Ngoài ra nếu đi làm thiện nguyện giúp đỡ cộng đồng
nghèo khó chắc cũng tốt cho Resume lắm.
Đi bệnh viện rất
thích; tuy nhiên, "yêu nghề" vừa thôi đã. Sợ điểm không đủ cao, thi
không đủ đậu, hic. Đọc trên mạng, thấy người ta nói
về học sinh học làm bác sĩ thường có nhiều mộng ước không thực tế.
Nhận thư
Bảo là niềm vui lớn lao của mẹ. Thấy con dạn dĩ và hiểu biết hơn từng ngày.
Mừng.
Những chuyện thấy trên
bệnh viện hôm nay, kể cho vui:
Sau khi hỏi khu phòng
có nhiều lớp trải nệm Bảo kể hôm trước, thìBả biết đúng là dành cho bệnh nhân
cần được theo dõi lâu hơn, chuẩn bị chuyển lên khu vực khác dành cho
Inpatients.
Bảo chợt để ý trong
phòng cấp cứu có vài giường bệnh nhân đang nằm mà ra trải giường tuột ra hết,
nhất là khi phần đầu giường được nâng lên. Bảo bắt đầu để ý lại cách trải ra
nệm của Bảo.
Có lẽ Bảo chưa được học về
cách trải drap nệm. Người ta bày nhưng chắc cũng chưa kỹ lắm.
Nhiều bệnh nhân nằm và cựa
quậy nhiều drap có thể tuột đi, nhất là nằm giường có nâng đầu cao.
Trải drap cũng có kỹ thuật
.
Từ cuộn drap được xếp mình
sẽ đặt khởi đầu ở vị trí nào của giường,rồi từ đó bung ra 4 góc. Điều này phụ
thuộc cách cái drap được gấp, và tùy yêu cầu giường bệnh.
Cách nhét ra giường xuống
dưới nệm sao cho khó tuột nhất.
Cách thay drap khi có bệnh
nhân đang nằm trên giường , bệnh nhân tỉnh nhưng không di chuyển được, bệnh
nhân hôn mê.
v.v...
Chắc người ta không hướng
dẫn nhiều cho Bảo nhưng khi Bảo học Bảo sẽ biết thêm.
Vào phòng bệnh nhân để
chùi dọn, Bảo thấy một cái bình đựng nước chi gớm gớm. Y tá vào dọn (Bảo không
cần phải làm việc này), giải thích cho Bảo đây là dụng cụ hút chất trong dạ dày
bằng cách ống dẫn qua lỗ mũi, dành cho bệnh nhân ăn uống nhưng không thải ra
như bình thường được.
Đúng rồi. Những chất dịch
ứ đọng trong dạ dày sẽ được hút ra ngoài vào một cái bao như thế. Nó bẩn lắm.
Việc tháo gỡ phải có chuyên môn để không làm tung tóe.
Bảo có thể quan sát cho
biết thôi chứ không cần làm. Chưa nên làm khi không hiểu rõ.
Có một y tá đang mang
một bộ áo quần giấy màu trắng, che từ chân tới cổ (che kín hơn cái áo choàng
màu vàng) và mang thêm cái bọc chân màu xanh. Y tá nói phòng bệnh nhân này có
bọ, chí.
Rất nhiều trang phục để
giúp hổ trợ công việc
Có một ông bệnh nhân
nhận ra Bảo, nhớ có thấy Bảo lần trước, nên hỏi han chơi.
He he, có bệnh nhân cũ nhớ
là vui rồi.
Có một bệnh nhân trẻ
mới vào. Cô này đang khóc mếu máo, nhắm mắt, thở mệt mỏi. Bác sĩ và y tá ân cần
hỏi han. Y tá hỏi vì sao khóc, có gì buồn? Bệnh nhân nói "tôi thất
vọng". Y tá nói bệnh nhân hãy mở mắt nói chuyện với bác sĩ. Khi y tá
định đi lấy đồ, bệnh nhân kêu lại, nói "đừng đi".
Bác sĩ hỏi gần đây
uống những thuốc gì...? uống gần nhất lúc nào...?
Y tá băt đầu làm thử
nghiệm IV. Y tá nói sẽ cần lấy mẫu nước tiểu. Y tá vào phòng giúp bệnh
nhân đi vệ sinh; bệnh nhân không tỉnh táo, không đứng nổi, phải đem xe lăn đến.
Bác sĩ lại đến tiếp tục hỏi về chuyện thuốc, còn cô nớ than thở sao hỏi
hòai.
Trong phòng bệnh, thấy
có hai nhân viên bảo vệ nói chuyện với cô bệnh nhân này. Bảo hỏi vì sao có bảo
vệ, thì nghe nói là bệnh nhân này uống thuốc quá liều, có ý định tự tử; cảnh
sát có thể đang hỏi về những mẫu thuốc để tịch thu.
Trường hợp này được xếp
vào ngộ độc thuốc và rối loạn tâm lý.
Việc của bác sĩ y tá là
điều trị cho bệnh nhân khỏe cũng như phải làm ổn định tinh thần, nâng đỡ tinh
thần cho bệnh nhân.
Như vậy bác sĩ rõ ràng là
cần hiểu biết bệnh lý và tâm lý bệnh mới có thể điều trị bệnh tốt hơn.
Làm sao cho khi họ khỏe,
họ ra viện, họ không tự tử lại :) :)
Bảo thấy hình như có
hai loại bác sĩ? Có bác sĩ (MD) thì mặc áo khoác trắng, đồ văn phòng bình
thường. Có người xưng là bác sĩ (Bảo chưa kịp thấy nhãn tên), thì mặc đồ mổ màu
xanh. Mẹ cũng có bộ xanh bộ trắng như rứa (nhớ hồi xưa Bảo hay ủi đồ cho mẹ)
Thường bác sĩ mặc đồ ngắn
màu xanh nhạt, đậm, lục là những bác sĩ đang làm thủ thuật hoặc phẫu thuật. Họ
có thể mặc đồ đó suốt buổi làm việc hoặc khi giao tiếp khám bệnh nhân họ chuyển
qua áo blouse trắng .
Bác sĩ chỉ mặc
toàn áo blouse trắng, thường là bác sĩ hệ nội khoa, chỉ khám bệnh,
không mổ xẻ hay làm thủ thuật gì trên bệnh nhân.
Đôi khi nghe tiếng
động gì bất thình lình, nghe ai té cái bịch ở phòng nào đó thì nhân viên từ
ngoài chạy tới xem xét. Nhân viên ghi chép đang ôm cái máy tính gần đó cũng đi
tới xem. Hôm nay có y tá nào đó bị vấp dây trong phòng bệnh, té bộp. Đến bệnh
nhân cũng hỏi han.
Về VN thăm bệnh viện
của ba mẹ chắc cũng vui lắm! Ngoài ra nếu đi làm thiện nguyện giúp đỡ cộng đồng
nghèo khó chắc cũng tốt cho Resume lắm.
Con sẽ được làm những
chuyện đó.
Đi bệnh viện rất thích;
tuy nhiên, "yêu nghề" vừa thôi đã. Sợ điểm không đủ cao, thi không đủ
đậu, hic. Đọc trên mạng, thấy người ta nói
về học sinh học làm bác sĩ thường có nhiều mộng ước không thực tế.
Nếu không mộng ước cao, sẽ
không bao giờ thành bác sĩ, nhất là khi mình mộng ước giúp đỡ, cứu sống và chữa
lành cho người khác. Cao và thực tế hoàn toàn.
Vui lắm khi đọc thư
Bảo.
Cứ yêu nghề đi. Nghề sẽ
chọn mình.
Thương,
Mẹ
No comments:
Post a Comment