Wednesday, September 27, 2017

CHUYỆN MÙA HÈ THIỆN NGUYỆN CỦA BẢO - 1

Kết thúc mùa hè dài ngoằng của Bảo. 
Bảo đã làm được nhiều việc. Hai việc vĩ đại nhất đó 123 giờ làm thiện nguyện tại phòng cấp cứu bênh viện St. Joseph. Và hoàn tất việc lấy bằng lái xe hơi. 
Bảo nhỏ nhắn xinh xắn của ba mẹ và chị Thảo đã tự mình lên kế hoach làm việc hoạt động suốt mùa hè 
Bệnh viện St. Joseph là một bệnh viện Công giáo lớn của vùng Tacoma, là một bệnh viện trong hệ thống bệnh viện Công giáo nước Mỹ
Mẹ muốn ghi nhận lại những tháng ngày trải nghiệm của Bảo vừa qua bởi vì với mẹ Bảo thật tuyệt vời. Cách ghi nhận lại sẽ là từ những email mình trao đổi. 
Để một ngày nào đó, Bảo đọc lại, mẹ nghĩ sẽ rất vui. 





Vậy là Bảo bắt đầu một mùa hè bằng việc làm thiện nguyện tại bênh viện St. Joseph. 
Đây là một bệnh viện Công giáo lớn của vùng Tacoma, là một bệnh viện trong hệ thống bệnh viện Công giáo nước Mỹ, St. 

Bảo đã chọn thời gian biểu, làm 2 ngày 1 tuần, mỗi ngày 4 tiếng 9h-1h, bắt đầu từ tuần sau. 
Bà phỏng vấn Bảo vài câu, bà vui vẻ dễ thương. 
Bà nói Bảo sẽ được cho làm tình nguyện trong phòng cấp cứu. Bảo chỉ chọn "Patient Care" thôi chứ cũng không xin rõ làm trong phòng cấp cứu. Nghe Emergency Room Bảo cũng hơi sợ, tại tưởng chưa có kinh nghiệm làm việc tại bệnh viện thì chắc họ sẽ cho việc văn phòng thôi.  Bà nói tỉ lệ nhận tình nguyện viên là 50%. Bà nhận thấy sự nghiêm túc của những người đăng kí, coi trọng việc làm tình nguyện như một công việc thật. 
Gởi cho nhà mình xem danh sách những nhiệm vụ của Bảo. Sợ mảng giao tiếp với bệnh nhân, khách hàng. Chắc toàn những người đang lo lắng mệt mỏi thôi. Phải giao tiếp sao để: chính xác, dễ hiểu, và thân thiện . Bảo lo Bảo nói gì người ta không hiểu, không nghe rõ. Người ta không hiểu chắc lại nhăn nhó. Bảo phải nói to, nói rõ, và cởi mở hơn, chủ động giúp đỡ.  
 Một số người khác cũng ở đó phỏng vấn với Bảo. Họ cũng được ra cho vài vị trí khác nhau, tùy theo mong muốn, ví dụ có người làm Biotech. Có người lớn, có 1 bạn cũng học UW Seattle như Bảo.
Bà Volunteer Coordinator đưa Bảo áo vest ngày hôm nay (ngoài ra còn có lựa chọn áo lab coat hoặc áo thun). Bà cho Bảo điền một đơn, một số bài tập nội qui, cho Bảo thông tin chi tiết về trách nhiệm của Bảo, giảng về customer service, và chỉ khu vực sign in/sign out. 
Bảo nghe nói phòng cấp cứu cũng khá căng thẳng nhưng tùy thuộc vào thời điểm. Đôi khi rất vắng người. Đôi khi ào ạt nhiều người. Nhiều khi ngồi chờ thấy không có việc chi làm. 
Bảo sẽ có một y tá quản lý . Những việc gì cần báo, cần hỏi gì, thì nói với y tá quản lý này. 
Bà dặn một số qui luật quan trọng khi làm việc, như không được kể chuyện riêng tư của  bệnh nhân hoặc nhân viên y tế cho bất cứ ai
Bà nêu một số cách giúp đỡ bệnh nhân: cách chào hỏi nói chuyện. Nhớ chủ động giúp khách tìm đường đi nếu thấy họ ngơ ngác v.v
Bà cũng kể thêm một số câu chuyện y tế. Bà nói bệnh nhân nào mới ra viện nhưng phải nhập viện lại trong phòng 30 ngày thì sẽ không cần trả tiền chữa bệnh. Điều này bảo vệ bệnh nhân khỏi những sai sót của bệnh viện. 
Bà dặn mình cần phải quan tâm rất kĩ càng những thắc mắc, nhu cầu của bệnh nhân. Ví dụ như một bệnh nhân tiểu đường được hướng dẫn trước khi tiêm vào tay mình thì tập tiêm vào một quả cam. Nhưng y tá không dặn kĩ làm gì sau đó với trái cam. Nên cứ mỗi khi tiêm thuốc vào tay xong bệnh nhân lại đem trái cam ăn, và kết quả là lượng đường trong máu cao quá mức, phải nhập viện trở lại. 
Bà kể ngày nay thủ tục nhận việc bác sĩ có những thay đổi so với trước đây: những cuộc phỏng vấn trực tiếp trở nên gắt gao hơn. Đó là bởi vì có sự xuất hiện của những bác sĩ "đểu", không đồng cảm và quan tâm bệnh nhân. Thông minh chưa đủ; nếu như không thể làm việc tốt với người thì cho làm trong phòng thí nghiệm với chuột.

Bảo đi xe bus tới St. Joseph mất 1 tiếng. Bảo tới sớm để kiếm đúng phòng, sau đó lại đi loanh quanh xíu. Bệnh viện vẫn giống 3 năm trước. Bảo có thói quen vô một tòa nhà thì để ý nhiều lối đi (trên UW, biết nhiều lối để biết lối ngắn nhất). Bảo kiếm được thang máy rồi nhưng kiếm thêm một cầu thang nữa. Bỗng nhiên chui ra từ đây lại thấy chữ Emergency và thấy người ta đang chở người ta trên cái giường trắng. Bảo sợ bỏ chạy lui.  

Bảo còn hẹn phỏng vấn với một bệnh viện nữa. Bệnh viện ni nằm trên đường xe bus tới St.Joseph luôn, nhưng gần hơn chút. Nếu như được cả hai bệnh viện thì có nên làm cả hai không nhỉ?

Bảo có đọc Google Review trên mạng của bệnh viện St. Joseph, và cũng như nhiều bệnh viện khác, thì thấy trong những 5 sao thì có nhiều những 1 sao với than phiền là bệnh nhân vào phòng cấp cứu đau quằn quại nhưng không y tá nhân viên nào ngó ngàng tới; đôi khi phòng quá tải v.v.


Hôm nay đến bệnh viện làm lần đầu tiên và bảo đi trễ xe bus.
Bảo định lấy xe đạp đạp lên Tacoma Mall rồi từ đó bắt bus tiếp, nhưng cậu lo, trời mưa nữa . May lúc đó bác Diệu không đi làm nên cậu gọi nhờ bác chở bảo lên bệnh viện luôn .
CẬU THẬT TỐT VÀ BÁC DIỆU RẤT NHIÊT TÌNH. LẦN SAU BẢO CỐ GẮNG ĐI SỚM NGHE

ER=Emergency Room

PHÙ, THẬT LÀ DỮ DỘI VÌ THIỆN NGUYỆN MÀ ĐƯỢC LÀM VIỆC TẠI ĐÂY. KHÓ LẮM ĐÓ NGHE. 

Hôm nay Bảo và một chị nữa được một tình nguyện viên cũ đã có kinh nghiệm hướng dẫn và giám sát. Bảo được chỉ các khu phòng trong khoa cấp cứu: phòng giải lao, phòng nước uống cà phê, kho vật liệu sạch (clean storage), phòng chất liệu bẩn (đem đổ chất thải của bệnh nhân. Nhưng người ta dặn kĩ tránh đừng đụng chất lỏng cơ thể bệnh nhân. Thấy cái gì ướt, đừng đụng vào!!), các tủ sưởi chứa khăn mền và áo choàng cho bệnh nhân.v.v...

ĐÚNG. CHẤT THẢI, VẬT THẢI CỦA BỆNH NHÂN SẼ CÓ THỂ CÓ NHIỀU VI KHUẨN. NÊN MÌNH CỐ GẮNG TRÁNH ĐỤNG CHẠM BẰNG CÁCH LUÔN MANG GĂNG TAY VÀ MASK KHI LÀM VIỆC 
TUY NHIÊN CÓ LÚC SƠ SUẤT MÌNH ĐỤNG VÀO, CHUYỆN CŨNG THƯỜNG GẶP, THÌ MÌNH RỬA TAY NGAY BẰNG XÀ PHÒNG VÀ CỒN. 
KHÔNG CÓ GÌ PHẢI LO QUÁ. BA MẸ CŨNG GẶP HOÀI


Có một gian phòng lớn trong đó có bàn làm việc của các nhân viên ở giữa, chung quanh là phòng bệnh nhân. Có một căn phòng cửa kính, bên trong là rất nhiều đồ đạc, là phòng cho bệnh nhân nguy kịch (Trauma). Còn nhiều phòng khác người ta chỉ cho Bảo mà Bảo chưa nhớ được hết. 

THƯỜNG THIẾT KẾ PHÒNG CẤP CỨU LÀ PHẢI THUẬN TIỆN ĐỂ Y TÁ TRÔNG THẤY ĐƯỢC CÁC BỆNH NHÂN

Bảo thấy một số chuyên ngành khác nhau trong phòng. Y tá  (registered nurse) mặc đồ màu xanh sậm, coi sóc bệnh nhân; Bảo thấy họ móc mấy cái kéo trong túi quần. ER Tech (kỹ thuật viên?) mặc đồ màu xanh nhạt. ER Scribe mặc đồ màu xanh xám, bấm máy tính lia lịa. Có mấy cô ngồi ở bàn trả lời điện thoại. Một số người khác là lao công, chùi quét sàn nhà. Bác sĩ mặc áo khoác trắng, đeo cái ống nghe trên cổ. 

MỖI NGƯỜI CÓ PHẬN SỰ KHÁC NHAU NÊN ÁO QUẦN KHÁC  NHAU ĐỂ NỔI BẬT TÍNH TRÁCH NHIỆM CỦA MÌNH. 
Ở VN CŨNG VẬY. 
BÁC SĨ Y TÁ THƯỜNG ÁO MÀU TRẮNG, KIỂU DÁNG KHÁC NHAU. HỘ LÝ, XANH SẪM . PHÒNG MỔ XANH BLUE HOẶC GREEEN. 
ÁO QUẦN THỂ HIỆN CÔNG VIỆC VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA MÌNH. 

Nhiều bệnh nhân nằm bẹp trên giường, một số trong phòng, ngoài hành lang, được vận chuyển ra vào. Bảo chưa dám nhìn họ nhiều. Bảo chưa dám nhìn vào mắt bệnh nhân nào. Người nhà bệnh nhân cũng ở đó. Nhìn môi trường này trái với môi trường Bảo thấy trên trường đại học, toàn những người trẻ đẹp, mạnh khỏe.

HE HE, BẢO VÀO BỆNH VIỆN LÀ NƠI BỆNH NHÂN TỚI. BỆNH NHÂN THÌ ĐAU ĐỚN, VẬT VÃ, DA TÍM TÁI, XANH LÈ, TRĂNG BỆT HOẶC VÀNG KHÈ. ĐAU ĐỚN RÊN LA, KHÓ THỞ...ỐM TONG HOẶC PHÙ TƯỚNG...
PHÒNG CẤP CỨU THÌ BỆNH NHÂN ĐAU HƠN . 
TỪ TỪ RỒI SẼ QUEN. 
SẼ THẤY HỌ RẤT TỘI. 


Họ cho bảo đóng gói vật liệu (bỏ một số loại ống nghiệm vào một túi), kiểm tra tủ chứa trong phòng bệnh nhân xem có vật liệu gì cần chất thêm.
Màn hình máy tính trong phòng lớn hiện ra một số thông tin của từng phòng bệnh nhân. Nếu căn phòng hiện lên màu xanh sẫm thì phòng đó đã hết bệnh nhân và  cần được chùi sạch. Bảo sẽ vào đó chùi giường , ghế ngồi, và các dây nhợ có động chạm vào bệnh nhân, sau đó thay ra trải giường mới. Bảo cũng được bày cách di chuyển giường bệnh (giường trống).
NHỮNG VIỆC NÀY MẸ ĐƯỢC HỌC VÀ LÀM KHI NĂM HAI Y KHOA . BẢO COI LẠI BLOG Y KHOA P 1 CỦA MẸ SẼ RÕ. 

Nhìn quanh phòng và hành lang thấy chỗ nào gần hết găng tay hoặc khăn lau khử trùng thì thay.  Y tá nhiều khi không tiện đi lấy dữ liệu vì phải trông coi bệnh nhân, nên họ cũng nói cảm ơn lắm.
Bảo còn có thể pha cà phê: rửa bình và bỏ thêm cà phê khi thấy hết. Tủ lạnh chứa đồ ăn dành riêng cho bệnh nhân. Người thân bệnh nhân chỉ được đưa nước và cà phê. Nói Y tá trước khi hỏi bệnh nhân về nhu cầu thức ăn. Nói chung là luôn hỏi và thông báo với Y tá một cách kĩ càng về những hành động của mình. Khi nào Bảo nghỉ đi ăn, nói với Y tá. 
Gối ở tầng 8. 
MỌI CHUYỆN TỪ TỪ SẼ ỔN. CÓ NHỮNG NGÀY ĐÔNG BỆNH, CÓ NGÀY ÍT. BẢO SẼ HIỂU BIẾT HƠN. 

Tình nguyện viên như Bảo được cho $6 mỗi ngày làm việc để mua đồ ăn, và được giảm giá. Giữa giờ Bảo ra căn tin ăn trưa, còn dư ít tiền mua đồ ăn về nhà. 

BẢO CỨ ĂN NHIỀU, ĂN THOẢI MÁI ĐỂ CÓ SỨC KHỎE. 


Tuần sau Bảo sẽ tiếp tục làm, nhưng sẽ không có người huấn luyện. Bảo đã chọn thời gian biểu mà không có tình nguyện viên khác làm cùng với Bảo (lúc đó Bảo không nghĩ ra; người ta cho phép nhiều nhất 2 tình nguyện viên làm cùng một lúc). Tự nhiên Bảo thấy sợ quá. Bảo vẫn còn chưa nhớ hết vị trí của các căn phòng, dù họ nói từ từ quen sẽ nhớ thôi (Bảo hỏi mà không có sơ đồ chi tiết trong phòng cấp cứu). Thì cũng không phải là quá nhiều phòng, nhưng lỡ họ nhờ chi, phải biết cho nhanh. Hôm nay Bảo đi với 2 người, lo làm theo họ làm mấy việc đóng gói, mà quên mất, lẽ ra có nên nhờ họ hướng dẫn Bảo tự đi tìm phòng một lần nữa. 

KHÔNG AI NHỚ LIỀN TỪ ĐẦU ĐÂU BẢO. AI CŨNG PHẢI HỎI LẠI VÀI LẦN. 

Bảo sợ lỡ không có việc gì làm, đứng ngơ ngác vướng chân người ta. Sợ mình có mắt như mù. Sợ vụng về. Sợ chậm chạp thiếu lanh lẹ. Sợ bác sĩ. Sợ bệnh nhân. Cảm thấy mình non nớt không thuộc về nơi này. Sợ phát hiện ra mình không đủ sức làm công việc này. Sẽ là những phát hiện không vui nhưng cần thiết. 

BẢO KHÔNG CÓ CHI SỢ. MÌNH LÀM VIỆC CÓ TRÁCH NHIỆM. KHÔNG CÓ CHI LO LẮNG. 
ĐÂY LÀ CƠ HỘI GIÚP BẢO RÈN LUYỆN VÀ HỌC HỎI NHIỀU ĐIỀU LẮM

Một số y tá cũng vui vẻ thân thiện.  

Người hướng dấn viên là một tình nuyện viên cũ. Chú này chuẩn bị vào trường Y tá vì thích giao tiếp với bệnh nhân.
Chị tình nguyện viên mới cùng đi với Bảo muốn học vào trường PA (Physician Assistant). Chị nói học hướng này nhanh hơn học thành bác sĩ (Physician, MD), nhưng sau này nếu muốn có thể học thêm thành Physician. Nurse thì không.
Tuy nhiên dường như trường PA đặc biệt yêu cầu một số lượng thời gian lớn làm việc có trả lương tại bệnh viện (Bảo không thấy yêu cầu này cho Medical school). Chương trình PA của UW yêu cầu 2000 giờ paid direct patient care. Theo như trang này, sau khi học xong undergraduate, có vẻ như Bảo phải đi làm ở bệnh viện 1 thời gian rồi mới được apply vào trường PA https://www.aapa.org/career-central/become-a-pa/  

CÓ VÀI NGƯỜI BẠN MẸ CŨNG NÓI CHO BẢO HỌC PA. PA DỄ HƠN VÀ NGẮN HƠN HỌC PHYSICIAN. CHỨC NĂNG PA CŨNG CAO CÓ THỂ LÀM THAY BÃC SĨ MỘT SỐ VIỆC. 
MÌNH CỨ TỪ TỪ TÍNH. 

Bảo nghĩ việc volunteer của Bảo cũng được tính là direct patient care, nhưng chắc phải hỏi lại. 

ĐÂY LÀ CÔNG VIỆC PATIENT CARE TRỰC TIẾP RỒI ĐÓ BẢO. 
BA MẸ THẤY ĐÂY LÀ CƠ HỘI ĐỂ BẢO THÂM NHẬP NHANH VÀO CÔNG VIỆC , TỪ ĐÓ BẢO SẼ SỚM NHẬN RA MÌNH THÍCH HƠP HAY KHÔNG. 
VIỆC NÀY THỰC SỰ LÀ MAY MẮN. Ý MẸ NHƯ THẾ


Ví dụ công việc ER Scribe được tính là direct patient care. Chú  hướng dẫn viên kể chuyện phải tập huấn trong vòng 7 ngày để xin việc này nhưng sau khi hoàn tất thì bị loại do đánh máy không được nhanh, không đủ tiêu chuẩn. 

Xong một ngày, làm 4 tiếng, Bảo bắt đầu thấy hiểu hơn chút những nhiệm vụ của Bảo. Cảm thấy còn lo lắng, nên chắc đúng là khoan làm ở bệnh viện #2.

KHÔNG CÓ GÌ CĂNG THẲNG. MỌI THỨ SẼ QUEN DẦN. BA MẸ VUI. 
BẢO CỐ GẮNG NGHE. 
BẢO NHỚ BÀI VIẾT Y KHOA VỀ CHUYỆN MẸ XÉM BỎ HỌC ĐÓ. RỒI CŨNG QUA VÀ MỌI CHUYỆN RÁT TỐT. 
THÔI BYE BẢO DSAX. MAI RẢNH SẼ THƯ THÊM 
THƯƠNG. 


MẸ 


No comments:

Post a Comment