Ngày đó tìm chưa ra đường xuống căn tin, thấy xa quá. Hơi đói nên Bảo pha nước với sữa đặc Coffee Sweetener uống. Măm! Bữa nay Bảo đem theo bánh ăn dặm trong phòng nghỉ giải lao, khỏi xuống căn tin, về nhà ăn tiếp.
Bảo tìm trên Youtube
coi một số video cách nhân viên Y tế giao tiếp với bệnh nhân cho biết. Các nhân
viên nói chuyện một cách ân cần, quan tâm, vui vẻ nhưng cũng cứng rắn tự tin.
Bảo tuy thấy mình không đủ tư cách động viên bệnh nhân, chỉ muốn truyền đạt
thông tin một cách chính xác.
Hôm nay lên bệnh viện:
tiếp tục lau chùi, bưng bê đồ đạc. Bảo được cầm nhiều các loại dụng cụ y tế, dù
chưa hiểu công dụng. Thấy đồ đạc trong các tủ cũng sẵn khá đầy đủ rồi, nên Bảo
đi chậm rãi tìm việc làm. Vài nhân viên thấy Bảo ngáo ngơ, nên chỉ Bảo mấy cái
tủ để bỏ thêm đồ.
Thấy rảnh rảnh nên bảo
đứng coi bác sĩ khám bệnh nhân. Bảo hỏi cho Bảo vô nghe xem được không (sợ
không biết bệnh nhân có thích nhiều người nghe/nhìn không); y tá nói khi nào
Bảo thích cứ vào xem, không cần xin. Chắc khi nào cần riêng tư thì họ sẽ che
màn lại. Vậy cũng ổn, chỉ cần không vướng chân người ta. Bảo xem nhân viên y tá
tiêm kim chích này nọ, lấy mẫu máu, đo huyết áp...nhưng cũng không hiểu nhiều
lắm, ngại chưa nhờ người giải thích. Sau đó Bảo xem bác sĩ tư vấn bệnh nhân, có
ER Scribe ôm máy tính ghi chép bên cạnh.
Trên loa phòng có
những thông báo, Bảo quên nghe kĩ, nhưng đại loại "10 phút nữa có bệnh
nhân vào phòng __; hoặc những loại mật mã dành cho trường hợp khẩn cấp (ví dụ
Code Blue tức là có medical emergency,ví dụ lên cơn đau tim)
Hôm nay có một bệnh
nhân được chuyển vào phòng cấp cứu Trauma (hình như Trauma cũng có nhiều cấp độ
khác nhau, nhưng Bảo chưa rõ lắm). Nhân viên Paramedic, Security là những người
chở bệnh nhân vào bệnh viện từ xe cấp cứu. Nghe nói bệnh nhân này bị té. Ông nớ
đeo cái giữ cổ, mắt nhắm. Nhân viên làm máy móc gì đó trong phòng, lâu lâu gọi
to tên bệnh nhân vài lần. Bảo nhìn nhưng không hiểu lắm, lúc đó không dám
hỏi ai, cũng không dám chui vô, tại có khá nhiều người bên trong. Bảo thấy có
mấy người mang một tấm áo giáp dày dày trước ngực vào phòng, không biết là
chi,chưa kịp hỏi. Lên mạng xem thì hình như là áo chống X-ray.
Có khi bảo thấy
người ta mặc một cái áo khoác màu vàng mỏng như thế này. Chắc để chống vi
trùng văng vào người?
Một ngày nữa vẫn ổn!
Ngày
đó tìm chưa ra đường xuống căn tin, thấy xa quá. Hơi đói nên Bảo pha nước
với sữa đặc Coffee Sweetener uống. Măm! Bữa nay Bảo đem theo bánh ăn dặm trong
phòng nghỉ giải lao, khỏi xuống căn tin, về nhà ăn tiếp.
Vậy cũng được hoặc cứ
xuống căn tin ăn cho biết ra răng. Cũng là một khám phá.
Bảo
tìm trên Youtube coi một số video cách nhân viên Y tế giao tiếp với bệnh nhân
cho biết. Các nhân viên nói chuyện một cách ân cần, quan tâm, vui vẻ nhưng cũng
cứng rắn tự tin. Bảo tuy thấy mình không đủ tư cách động viên bệnh nhân, chỉ
muốn truyền đạt thông tin một cách chính xác.
Không có chi khó hết. Chỉ
cần mình có ý thức trách nhiệm thì tự khắc mình sẽ làm được.
Ví dụ: một bệnh nhân
nhi quá sợ khi tới bệnh viện. Mình muốn khai thác bệnh để điều trị, mình
sẽ phải biết cách dỗ dành để bé hợp tác.
Một người trí thức: chỉ
cần nói sơ là họ hiểu để họ trình bày vấn để của họ.
Một người ít học, tiếng
Anh không tốt, mình muốn điều trị cho họ mình cũng phải cố gắng nói cho họ
hiểu.
Y khoa là ngành có thể rèn
luyện giao tiếp tót nhất đó Bảo.
Hôm
nay lên bệnh viện: tiếp tục lau chùi, bưng bê đồ đạc. Bảo được cầm nhiều các
loại dụng cụ y tế, dù chưa hiểu công dụng. Thấy đồ đạc trong các tủ cũng sẵn
khá đầy đủ rồi, nên Bảo đi chậm rãi tìm việc làm. Vài nhân viên thấy Bảo ngáo
ngơ, nên chỉ Bảo mấy cái tủ để bỏ thêm đồ.
Bảo có cơ hội tiếp xúc như
vậy là rất tốt. Nên biết cười vui vẻ và cám ơn khi họ bày vẽ cho
mình .
Thấy
rảnh rảnh nên bảo đứng coi bác sĩ khám bệnh nhân. Bảo hỏi cho Bảo vô nghe xem
được không (sợ không biết bệnh nhân có thích nhiều người nghe/nhìn không); y tá
nói khi nào Bảo thích cứ vào xem, không cần xin. Chắc khi nào cần riêng tư thì
họ sẽ che màn lại. Vậy cũng ổn, chỉ cần không vướng chân người ta. Bảo xem nhân
viên y tá tiêm kim chích này nọ, lấy mẫu máu, đo huyết áp...nhưng cũng không
hiểu nhiều lắm, ngại chưa nhờ người giải thích. Sau đó Bảo xem bác sĩ tư vấn
bệnh nhân, có ER Scribe ôm máy tính ghi chép bên cạnh.
Ô, hay quá!.
Đúng, khi cần riêng tư
người ta sẽ che màn.
Tuy nhiên thường thì nhân
viên Y tế luôn có quyền đứng cùng các nhân viên khác để quan sát và sẵn sàng hổ
trợ nhau.
Một số trường hợp đặc biệt
mà mình không được phép vào thì họ sẽ nói mình ra . Hoàn toàn bình
thường.
Nhưng họ cũng hiểu rằng
nếu Bảo biết quan sát tốt thì Bảo cũng hổ trợ công việc tốt hơn.
Họ sẽ thích một người chịu
khó quan sát hơn là một người ngồi một chỗ đợi việc kêu mới chạy đi làm.
Khi Bảo gặp lại trường hợp
đã từng quan sát, Bảo sẽ hiểu nhanh và tất nhiên Bảo hoàn toàn có thể mạnh dạn
hỏi, Bảo có thể giúp gì cho họ không...
Trên
loa phòng có những thông báo, Bảo quên nghe kĩ, nhưng đại loại "10 phút
nữa có bệnh nhân vào phòng __; hoặc những loại mật mã dành cho trường hợp khẩn
cấp (ví dụ Code Blue tức là có medical emergency,ví dụ lên cơn đau tim)
Thường thì có thông báo để
nhân viên trong phòng luôn luôn sẵn sàng tư thế đón bệnh nhân.
Hôm
nay có một bệnh nhân được chuyển vào phòng cấp cứu Trauma (hình như Trauma cũng
có nhiều cấp độ khác nhau, nhưng Bảo chưa rõ lắm).
Đúng rồi . Và cũng Trauma
cũng khá phức tạp.
Nhân
viên Paramedic, Security là những người chở bệnh nhân vào bệnh viện từ xe cấp
cứu. Nghe nói bệnh nhân này bị té. Ông nớ đeo cái giữ cổ, mắt nhắm.
Ông này có khả năng bị
chấn thương cột sống cổ và dùng nẹp giữ cổ (coller)
để cố định ban đầu
cho xương khỏi di lệch gây tổn thương nặng hơn .
Tổn thương cột sống cổ có
thể gây liệt hoặc hôn mê.
Nhân
viên làm máy móc gì đó trong phòng, lâu lâu gọi to tên bệnh nhân vài lần.
Nhân viên kiểm tra tình
hình bệnh nhân. Họ có thể lắp đặt máy móc kiểm tra tim mạch, điện não, máy chụp
X quang...
Gọi tên bệnh nhân nhiều
lần mục đích xem bệnh nhân có tỉnh táo không ? Có bị hôn mê không ?
Bảo
nhìn nhưng không hiểu lắm, lúc đó không dám hỏi ai, cũng không dám chui vô, tại
có khá nhiều người bên trong. Bảo thấy có mấy người mang một tấm áo giáp dày
dày trước ngực vào phòng, không biết là chi,chưa kịp hỏi. Lên mạng xem thì hình
như là áo chống X-ray.
Đây là áo chì chống tia X.
Bệnh nhân được chuẩn bị
chụp X quang kiểm tra chỗ gãy để có hướng xử trí.
Chuyện này chị Thảo đã gãy
chân nên có kinh nghiệm chụp X Quang rồi. Chị Thảo có nhớ không ?
Hồi trước chị Thảo bị gãy chân.
Chụp X quang xác định tình hình gãy và bó bột. Sau 1 tuần chụp X quang lại xem
vết gãy có thẳng không ?
Có
khi bảo thấy người ta mặc một cái áo khoác màu vàng mỏng như thế này.
Chắc để chống vi trùng văng vào người?
Đây là áo choàng bằng giấy.
Màu vàng dùng cho phòng nhiễm trùng , tránh nhiễm vi trùng
và chất độc , chất thải, chất xuất tiết từ bệnh nhân văng vào mình
Màu xanh nhạt : Tránh vi khuẩn từ mình lan qua phòng bệnh và bệnh
nhân . Thường khi vào phòng mổ, ba mẹ cũng phải mặc áo choàng xanh, Mang bọc
chân xanh.
Những áo này phải hủy bỏ
sau khi dùng.
Một
ngày nữa vẫn ổn!
Phù! Thật là tuyệt!
Chúc mừng Bảo !!
Thương nhiều .
Mẹ
No comments:
Post a Comment