LÀNG PHONG QUI HOÀ - QUI NHƠN.
Một vùng đất yên bình lặng lẽ, với những giàn hoa giấy mấy mươi năm tuổi, bên núi bên biển, quanh năm rì rào tiếng sóng.
Làng Quy Hòa tồn tại theo một quỹ đạo riêng đầy tình thương bình dị.
Bệnh viện Laproserie de Quy Hoa, dành cho việc điều trị bệnh phong được khởi công xây dựng năm 1929 bởi linh mục người Pháp Paul Maheu.
Đến 1932, bệnh viện được xây dựng lại, hoàn thiện hơn, cho tất cả người bệnh đến đây điều trị lâu dài.
Ngoài bệnh viện, trong khuôn viên làng Quy Hòa còn có nhà thờ, tu viện, chùa, trường học và hơn 200 ngôi nhà dành cho bệnh nhân phong định cư.
Năm 1936, thi sĩ Hàn Mặc Tử đến đây và sống những năm tháng cuối đời ở Quy Hòa để điều trị bệnh và làm thơ, những vần thơ cô đơn đau đớn.
Đón mình là Sr Hoàng Dung, dòng Phanxico. Sr người Huế, giọng dịu dàng, sống và làm việc ở đây từ ngày mặc áo dòng.
Sau khi thăm và tặng quà cho bệnh nhân, tụi mình đi loanh quanh trong khu vực.
Những ngôi nhà cũ xưa vẫn còn nguyên vết thời gian.
Ngôi nhà thờ Thánh Phanxico Assisi to lớn và vững chãi, mạnh mẽ cưu mang tất cả những thế hệ bệnh nhân phong sinh sống ở đây.
Ngôi chùa nhỏ nhắn hiền hoà, với tượng Phật bà trước sân, sẵn sàng lắng nghe tiếng bệnh nhân tỏ bày.
Những nhà máy đơn sơ vẫn hoạt động để tự cung tự cấp.
Bệnh phong bây giờ đã có thuốc chữa.
Cái nhìn của người ta với bệnh phong cũng không còn khe khắc như xưa.
Làng phong Quy Hòa trở thành làng hoàn toàn là các thế hệ người bị bệnh phong sinh sống lâu đời
Chỉ có những ngôi nhà cũ xưa từ thời Pháp vẫn giữ nguyên và không có nhà xây mới hoặc cao tầng.
Người dân trong làng vẫn sinh hoạt làm nghề chài lưới và buôn bán. Họ sống hiền hòa cùng nhau bên rặng dừa, dưới bóng phi lao và những giàn hoa giấy rực rỡ.
Gói ghém trong hoa là những cơn gió mát rượi từ biển thổi vào. Những năm tháng của một đời người lặng lẽ trôi qua, phôi pha theo từng vết chân tròn trên cát.
————
Có một số ghi chú trong từng ảnh, cũng khá là thú vị.
Đường làng
Dãy nhà của người phong lập gia đình. Trong đó sẽ có những gian nhà cho đôi vợ chồng.
Sr Hoàng Dung, Dòng Phan Sinh Thừa sai Đức Mẹ.
Sr người Huế, có lẽ sẽ gắn trọn đời mình ở nơi này.
Phòng trẻ.
Sau khi người mẹ bị phong sinh con, đưa bé sẽ được mang đến đây nuôi dưỡng để tránh bị nhiễm bệnh từ mẹ.
Bạn có xót xa không ?
Đây là nơi trước đây thường dùng để thay đồ trước và sau khi vào nơi chăm sóc bệnh nhân.
Đường làng
No comments:
Post a Comment