GHỀNH RÁNG QUI NHƠN.
"Ta sống mãi với trăng sao gấm vóc
Trong nắng thơm, trong tiếng nhạc thần bay…".
Ghềnh Ráng nổi tiếng bởi vẻ đẹp, bởi truyền thuyết tình yêu Tiên Sa và cuối cùng nổi tiếng bởi đó chính là nơi Hàn Mặc Tử cô đơn đau đớn, viết những vần thơ cháy bỏng để lại đời.
Mình đến Ghềnh Ráng một sáng mưa. Khu du lịch bị đóng cửa vì dịch bệnh.
Cơn mưa làm cảnh quan trở nên u tối.
Dốc Mộng Cầm dẫn mình lên đỉnh đồi Thi nhân, nơi an nghỉ của Hàn Mặc Tử.
Bên trái của đỉnh dốc là nhà thờ núi Ghềnh Ráng, hiện cũng bị đóng cửa theo với khu du lịch.
Nhà thờ Đá Ghềnh Ráng có tên đầy đủ là Trung tâm Thánh Thể và Thánh Mẫu Ghềnh Ráng, được khởi công xây dựng và khánh thành ngày 15/8/1964. Tái thiết và khánh thành ngày 02/02/2007.
Nhà thờ đá Ghềnh Ráng nhỏ bé, được xây ở lưng chừng núi.
Nằm trên triền dốc, mặt hướng ra biển, nên lối đi vào nhà thờ khá quanh co, từng bậc tam cấp đá đi xuống vào khuôn viên của nhà thờ Đá.
Một cảm giác hoang vắng khi đứng đây, có lẽ đã lâu nơi này không có khách.
——
Rẽ phải dốc Mộng cầm là lối lên mộ Hàn Mặc Tử.
Những bậc Tam cấp dài, hai bên là những hàng cây xanh lá, tượng Đức Mẹ thấp thoáng trên cao, nơi yên nghỉ mới cải táng của Hàn Mặc Tử.
Phiến đá đen khắc câu thơ kính mộ Hàn Mặc tử của người yêu cuộc đời Hàn Mặc Tử
“Muôn đời ĐỨC MẸ đứng bên con
Tỏ rạng nghìn mai, mãi mãi còn
MẠC TỬ lưng đồi vương vấn biển
MỘNG CẦM nửa dốc ngẩn ngơ non.
Lời thơ văng vẳng về chưa mỏi
Tiếng sóng vang vang vỗ chẳng mòn
Ngọn cỏ cành cây hoa sỏi đá
Cùng trăng ở lại với lòng son”
(Đoàn Đức Tuyên 2020).
Ghềnh Ráng nay đã được xây sửa rất đẹp nhưng mình không khỏi chạnh lòng. Hình dung ngày xưa, khi mà mọi thứ ở đây còn hoang vắng, trong nỗi đau đớn về thể xác, hẳn là Hàn Mặc Tử đã cô đơn cùng cực đến dường nào .
“Họ đã xa rồi khôn níu lại,
Lòng thương chưa đã, mến chưa bưa…
Người đi, một nửa hồn tôi mất,
Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ.
No comments:
Post a Comment