Bác sĩ vô chào bệnh nhân đang nằm trong phòng sau cái màn, chờ mổ. Bác sĩ hỏi, bệnh nhân có biết hôm nay mình chuẩn bị mổ cái gì không. Bệnh nhân confirm. Bác sĩ giải thích này nọ xí cho bệnh nhân, rồi xin chữ kí, xin số điện thoại và tên của người thân để liên lạc sau mổ.
Quy trình chuẩn bị mổ:
1. Y tá ụp mask gây mê bệnh nhân
2. Bệnh nhân ngủ rồi thì họ thọt cái ống chi đó vô miệng bệnh nhân (ko biết có phải là ống thở không?)dán kĩ càng, dán một miêng băng keo lên mắt bệnh nhân. Không biết dán băng keo vô mắt làm chi. Y tá lấy mấy miếng mousse cột vô tay chân bệnh nhân rồi cột vô giường. Chân thì để lên hai cái cái kê chân để banh hai cái đùi ra. Bảo nghĩ cột là để bệnh nhân giữ chặt ở trên giường, vì giường sẽ được chúc nghiêng đầu hướng xuống dưới, “cái biết” hướng lên trên, phải kiểm tra cho chắc là khi giường chúc nghiêng bệnh nhân không bị trượt xuống dưới. Nếu gặp một bệnh nhân mập bụng to thì không thể chúc nghiêng quá nhiều, vì như thế bụng sẽ đè nặng lên ngực làm khó thở.
3. Y tá chùi rửa kì cọ “cái biết” của bệnh nhân 3, 4 miếng xà bông thuốc đỏ giống cái miếng rửa chén, Bệnh nhân nào có mổ vùng bụng nửa thì chùi bụng luôn. Xà bông sủi bọt nhiều, chùi xong lấy khăn thấm.
4. Y tá đắp toàn bộ thân của bệnh nhân lại bằng tấm vải xanh, chỉ chừa vùng mổ.
5. Bác sĩ rửa tay sạch sẽ, vô y tá mang găng, cột áo khoác mổ giúp cho. Mang 2 lớp găng.
6. Bác sĩ làm qui trình “time out” với đội mổ. Đây là thủ tục phải làm trước bất kì ca mổ nào để phòng tránh mổ lộn.
Bác sĩ đọc tên bệnh nhân, bị gì, vì sao cần mổ, bệnh nhân có dị ứng gì…ca mổ này là gì, mổ bên trái hay phải, cuối cùng nói tên tôi là Tri Dinh.
Sáng hôm nay người ta giao cho bác sĩ làm 2 ca mổ cùng một lúc, ở 2 phòng khác nhau. Bác sĩ nói ồ vui đây, sẽ kêu một phòng chuẩn bị thật nhanh tay, phòng kia thì chuẩn bị thật thong thả. Để bác sĩ làm xong ca đầu tiên (ca này rất dễ) sẽ kịp tới ca kia, vừa lúc bệnh nhân sẽ vừa chìm vào thuốc mê là mổ càng sớm càng tốt, mong là kế hoạch sẽ diễn ra như ý muốn.
Tuy nhiên hôm nay có một bà nurse vắng mặt ngoài dự tính, làm bác sĩ và mọi người chờ, kế hoạch tung hứng 2 ca mổ cùng một lúc đang lung lay. Bác sĩ nói y tá này là “travel nurse”, chỉ làm ở đây ngắn hạn, nên có lẽ chưa có vào nề nếp với hệ thống, nhiều khi thông báo không đến tới họ hay sao đó. Travel nurse được trả tiền lương cao hơn, do họ không sống 1 chỗ rồi không cần chia % cho benefit mà tất cả được vào salary hay sao đó, với lại do bệnh viên thue họ khi đang thiếu người. Nhưng cũng vì thế mà travel nurse thường không được nurse bình thường thích vì vừa được trả lương cao hơn mà lại không quen với hệ thống bệnh viện.
Ca 1: Conization, cervix colposcopy
Bà ni bảy mươi mấy tuổi. Kết quả xét nghiệm Pap smear (xét nghiệm ở vagina) có gì đó không bình thường nên bác sĩ lấy mẫu xét nghiệm. Vì bà này đã từng mổ xẻ gì đó ở vùng này rồi nên vùng đó bị nhỏ lại, khó làm, phải vô phòng mổ (operating room), nếu bình thường thì đã có thể lấy mẫu xét nghiệm trong văn phòng bình thường.
Ca 2. Salpingo-oophorectomy, laparoscopy
Cô này trẻ hơn, không nhớ mấy tuổi hình như là trên 30. Ca mổ cắt buồng trứng đi. Có tiền sử bệnh endometriosis. Cô này đang được cho uống steroids, là thuốc làm giảm viêm (inflammation), nên bác sĩ nói mặt mập ra. Người ta cũng có cho cô Bích Thủy uống steroids đợt đi khám răng hay sao đó mà lúc đó Bảo ko biết vì lý do chi.
Laparoscopy là mổ bằng cách đâm 2,3 lỗ vào bụng và luồn đèn, máy hình và dao kéo xuống đó thay vì cách mổ truyền thống là rạch một đường lớn trên bụng. Cách mổ này minimally invasive và giúp bệnh nhân mau khỏe hơn nhiều. Bệnh nhân này ngày hôm đó có thể ra về lá xe hay làm gì cũng được chỉ cần không bưng nặng quá 5lb.
Cách đâm lỗ: Bảo thấy đầu tiên họ tìm chỗ đâm (đâm vô rốn và một vài chỗ khác). Sau đó họ lấy kim tiêm cái gì đó ở đó, rồi họ lấy mấy cái ống cái que gì đó chọt vô ngoáy ngoáy cho tới khi lủng được cái lỗ. Có bụng một bà chắc mập hay dai quá bác sĩ ngoáy mãi mới lủng.
Ca mổ thứ 2 này hơi khó vì các nội tạng có ván dề chi đó mà dính đùm đùm vô nhau khó tách ra, phải làm cẩn thận chứ không tổn thương các nội tạng gần đó như ống nươc tiểu (ureter). Nội tạng được “cắt” bằng cái kẹp nung nóng các lớp mô lớp thịt cho cháy tiêu đi. Trong khi mổ, tình cờ soi máy hình thấy một mẩu thịt cứng cứng nâu nâu (hình như là của ruột già) coi bộ không tốt rồi, cắt luôn, rồi đem đi pathologist xét nghiệm. Có thể không phải là ung thư, nhưng có thể mẩu thịt này thiếu dinh dưỡng rồi chết hay sao đó, cung phải lấy ra.
Ca mổ thứ 3 cũng có laparoscopy (mổ bụng qua lỗ) với lại có Myomectomy, polypectomy, dilation&curettage
Trong phòng mổ có bác sĩ là Surgeon, có một người là Fellow cũng cùng mổ với bác sĩ, có người “Circulating Nurse” và vài “scrub nurse” . Có người Anesthesiologist.
The circulating nurse is responsible for managing all nursing care within the operating room, observing the surgical team from a broad perspective, and assisting the team to create and maintain a safe, comfortable environment for the patient's surgery.
Scrub nurses do a surgical scrub and go into the surgery with the surgical patient and doctors. They set up the operating room for the patient, ensure all the tools are sterile and ready to go, hand tools to the doctor during the surgery, and perform other duties inside the surgical room.
Tới khoảng ca thứ 3 Bảo buồn ngủ dễ sợ. Đi shadow có cái ghét là Bảo bị buồn ngủ muốn gục :)) Tại vì mình ngồi không làm chi mà cũng không hiểu chi, không thể nào chống đỡ cơn buồn ngủ. Lúc đó trong phòng cùng đang tắt đèn nên tối, chỉ mở đèn chiếu thẳng vô bệnh nhân đang mổ. Bảo cố gắng tỉnh bằng cách lúc đứng lên lúc ngồi xuống, rồi lấy giấy bút ra viết notes hay vẽ gì đó, nhưng vẫn buồn ngủ. Có người nói chuyện cùng thì Bảo tỉnh liền nhưng Bảo thì ngại bắt chuyện với họ, nếu họ bắt chuyện với Bảo thì Bảo nói thôi. Bảo ngồi đó mơ mơ màng màng, họ kêu Bảo 2,3 lần Bảo không nghe, té ra họ nhờ Bảo cái ni xí. Bảo mở cái bao, cầm túi nước, bấm cái nút giúp họ. Mấy người nurse cũng dễ thương, vui vẻ với Bảo, mang ghế Bảo ngồi, rồi trùm áo mang đòn cho Bảo đứng gần sau lưng bác sĩ dòm bệnh nhân đang mổ. Y tá nói nếu Bảo mệt thì nói nhe, chứ ngày đầu vô phòng mổ, dễ ớn lắm. Cô y tá nớ kể ngày đầu cô vô làm bệnh viện, chưa vô lần nào, cũng ngất xỉu.
Bác sĩ kể chuyện có một người med student đang ở trong phòng mổ thì trượt té đập đầu xuống sàn. Có một người med student khác đang ở trong phòng tập mổ gì đó mà cắt đứt ngón tay, xỉu luôn.
Bác sĩ nói giờ chừ số giờ làm tối đa của người đang thực tập (trainee) là 80 tiếng/giờ. Mà hồi xưa bác sĩ Trí còn đi học làm dữ lắm, nhiều tuần làm cả trăm tiếng, đuối luôn. Chừ làm trung bình khoảnh 60 tiếng. Bs Trí nói từ ngày ra làm bác sĩ thực thụ (attending physician), thấy tự nhiên mình cao hơn, đẹp hơn, tóc vàng hơn (blonder, không biết vì răng lại nói tóc vàng…)
Bác sĩ nói sau này đi học làm bác sĩ chắc chắn sẽ không tránh khỏi việc làm nhiễm trùng bệnh nhân hoặc bị người khác đổ lỗi là làm nhiễm trùng bệnh nhân.
Bác sĩ bật nhạc trong phòng mổ, nhạc nhỏ nhỏ thôi (có lẽ do ca mổ đó thông thường nên dễ). Mấy y tá vui vẻ thích nhạc.
Khi có sự chậm trễ gì đó hay có người y tá phải hỏi cái này cái nọ khi làm, bác sĩ không to tiếng nhưng luôn từ tốn.
Bảo thấy làm bác sĩ phải biết giao tiếp tôt, được mọi người ưa thích. Bảo thấy mình không giao tiếp tốt nên không biết làm răng để làm việc với đội lớn như vậy hehe. Với lại vừa nói chuyện vừa mổ thấy ghê lắm, dễ xao nhãng.
Xong ca 3 là khoảng 3h rồi. Ca thứ 4 có mổ 3d bằng robot, ca khó nhất trong ngày, nhưng Bảo đi ăn trưa rồi lấy thẻ này nọ hơi bất tiện nên Bảo không tham gia nữa.
Bác sĩ lật đật dẫn Bảo đi những chỗ Bảo cần rồi chuẩn bị vô ca mổ sắp tới, bệnh nhân đã bắt đầu gây mê.
Bác sĩ núc một chai sữa hay ăn cái bánh ngọt cái kẹo chi đó (junk food) cái rồi đi liền thôi chớ ko có ăn trưa. Dự tính ca cuối cùng này làm tới 6pm. Tối nay bác sĩ nhắn Bảo nói ca mổ tốt đẹp cả.
À bs trí kêu Bảo đứng chụp 1 tấm với bác trong phòng mổ, mặc đồ mổ đồ vô đàng hoàng, giống hồi nghiên cứu chuột. Để mai nhắc bác gởi hình.
------------
Mẹ trả lời Bảo:
Wow Wow Wow !!!
Bảo giỏi kinh khủng .
Nói thiệt là mẹ không ngờ Bảo giỏi rứa.
Những năm đầu học y khoa mẹ không biết, không hiểu như Bảo .
Thực sự Bảo có năng khiếu Y khoa. Ôi, nếu không là bác sĩ thì thật là đáng tiếc.
Mẹ không nói về chuyên môn, mẹ chỉ nói 3 điều trong ngày shadow đầu tiên này:
1/ Bảo trải qua 3 ca mổ không bị ngất xỉu là rất có giá trị. Vì sức bền đối với ngành Y là yêu cầu đầu tiên.
Muốn có sức bền, cần có sức khỏe.
Bảo cần có cân nặng thích hợp và tập thể dục đều đặn.
2/ Buồn ngủ: Chắc chắn là không thể không buồn ngủ.
Nên Bảo có thể uống một chút cafe hay trà vào buổi sáng sau ăn.
Đừng uống nhiều quá sẽ dễ bị mệt vì không quen.
Mẹ gợi ý là khoảng 1/4 cup cafe có sữa. (lượng cafe nên rất ít ). Hoặc uống trà , trà gì cũng được 1 tách nhỏ
Uống sau ăn sáng.
2/ Về việc giao tiếp với mọi người: Bảo có 5-6 năm học Y khoa để học nói với người khác. Nên khi ra trường sẽ biết nói với bệnh nhân. Sau vài năm đi làm, sẽ nói nhiều với đồng nghiệp. Trên 5 năm, có thể điều hành 1 group.
Vậy nhé. Sơ bộ vài dòng cho Bảo yên tâm.
Bảo tiếp tục như vậy là rất tốt.
Đừng ngại hỏi han.
Tập nét mặt vui tươi cởi mở nhé.
Chúc con mọi điều tốt lành.
Cầu nguyện mỗi buổi sáng thức dậy sẽ thêm năng lượng cho con.
Mẹ thương Bảo
-----------
Thư Ba :
Bệnh nhân ngủ rồi thì họ thọt cái ống chi đó vô miệng bệnh nhân
Cái ni là ống đặt vô khí quản bệnh nhân, gọi là ống nội khí quản, để giúp bệnh nhân thở trong trường hợp không tự thở được do tác dụng thuốc mê
Không biết dán băng keo vô mắt làm chi :
chắc do đèn mổ rất sáng, nếu bị chiếu vô mắt sẽ làm bệnh nhân khó chịu, vì gây mê có nhiều giai đoạn, có những giai đoạn bệnh nhân chỉ lơ mơ chưa mê hẳn, hoặc có những cuộc mổ chỉ cần làm cho bệnh nhân lơ mơ rồi phối hợp thuốc tê tiêm tại chỗ để mổ, như vậy sau mổ khỏe hơn
Cách đâm lỗ: Bảo thấy đầu tiên họ tìm chỗ đâm (đâm vô rốn và một vài chỗ khác). Sau đó họ lấy kim tiêm cái gì đó ở đó : tiêm thuốc tê tại chỗ để đâm vô bệnh nhân không đau, ở đây chắc chỉ làm bệnh nhân lơ mơ chứ không mê sâu, nên cần tăng cường thêm thuốc tê tại chỗ
(blonder, không biết vì răng lại nói tóc vàng…) : vì hay nói : "người đẹp tóc vàng"
Bác sĩ bật nhạc trong phòng mổ, nhạc nhỏ nhỏ thôi (có lẽ do ca mổ đó thông thường nên dễ). : nhạc nhẹ nhẹ làm đầu óc thoải mái, dễ mổ
Bảo thấy làm bác sĩ phải biết giao tiếp tôt, được mọi người ưa thích. Bảo thấy mình không giao tiếp tốt nên không biết làm răng để làm việc với đội lớn như vậy hehe.
Với lại vừa nói chuyện vừa mổ thấy ghê lắm, dễ xao nhãng. : mọi vị trí đều có những quy định riêng rất cụ thể, việc ai nấy làm, nên không khó khăn chi.
Đây là quy định phòng mổ :
https://healthvietnam.vn/thu-vien/tai-lieu-tieng-viet/dieu-duong/cham-soc-nguoi-benh-trong-mo
No comments:
Post a Comment