——————
Mùa hè đỏ lửa 1972.
Con bé còn nhỏ lắm. Nhưng vẫn nhớ như in những đoàn người dắt dìu nhau, vừa đi vừa chạy trước con đường nhà nó.
Mợ của nó, người phụ nữ dịu dàng mà mạnh mẽ, đã quyết định mở rộng cổng cho rất nhiều gia đình vào trú ngụ trong khuôn viên nhà nó - Một khu nhà ngang và một khoảng sân rộng. Cùng với chỗ trú ngụ là thức ăn, là nước uống, là tắm, là giặt, là chiếu, là chăn...
Bên trong song cửa nhìn ra, con bé chỉ nhớ được những đôi mắt thất thần hoảng loạn. Họ lặng lẽ thu dọn chỗ nằm, sát sát vào nhau.
Sau đó, từng gia đình tiếp tục rời đi, chỉ còn một đại gia đình ở lại với nhà nó cho đến 1975.
Và cho mãi đến bây giờ, hai gia đình vẫn rất thân thiết nhau. Bởi trong cuộc chiến, một gia đình giang rộng vòng tay cưu mang hàng chục người chạy loạn vào nhà mình ở. Thì người ta đã phải yêu thương nhau và biết ơn nhau một đời rồi.
Sau này nó mới biết họ là những người Quảng Trị bỏ nhà cửa chạy thoát thân trên con đường duy nhất xuôi vào nam, trong cuộc chiến khốc liệt tại Thành Cổ Quảng Trị vào mùa hè 1972 đó .
Đại lộ mang tên Kinh Hoàng ra đời ..
Quảng đường dài 9km và cây cầu Thạch hãn, đẫm máu binh lính và dân thường. Máu nhuộm đỏ dòng sông này trong mùa hè 1972, nên dòng sông Thạch hãn còn được gọi là Dòng sông Đỏ.
Mùa hè đỏ lửa 1972.
Con bé còn nhỏ lắm. Nhưng vẫn nhớ như in những đoàn người dắt dìu nhau, vừa đi vừa chạy trước con đường nhà nó.
Mợ của nó, người phụ nữ dịu dàng mà mạnh mẽ, đã quyết định mở rộng cổng cho rất nhiều gia đình vào trú ngụ trong khuôn viên nhà nó - Một khu nhà ngang và một khoảng sân rộng. Cùng với chỗ trú ngụ là thức ăn, là nước uống, là tắm, là giặt, là chiếu, là chăn...
Bên trong song cửa nhìn ra, con bé chỉ nhớ được những đôi mắt thất thần hoảng loạn. Họ lặng lẽ thu dọn chỗ nằm, sát sát vào nhau.
Sau đó, từng gia đình tiếp tục rời đi, chỉ còn một đại gia đình ở lại với nhà nó cho đến 1975.
Và cho mãi đến bây giờ, hai gia đình vẫn rất thân thiết nhau. Bởi trong cuộc chiến, một gia đình giang rộng vòng tay cưu mang hàng chục người chạy loạn vào nhà mình ở. Thì người ta đã phải yêu thương nhau và biết ơn nhau một đời rồi.
Sau này nó mới biết họ là những người Quảng Trị bỏ nhà cửa chạy thoát thân trên con đường duy nhất xuôi vào nam, trong cuộc chiến khốc liệt tại Thành Cổ Quảng Trị vào mùa hè 1972 đó .
Đại lộ mang tên Kinh Hoàng ra đời ..
Quảng đường dài 9km và cây cầu Thạch hãn, đẫm máu binh lính và dân thường. Máu nhuộm đỏ dòng sông này trong mùa hè 1972, nên dòng sông Thạch hãn còn được gọi là Dòng sông Đỏ.
Tôi đã đến đây.
Một buổi chiều lộng gió sau một cơn mưa.
Đại lộ kinh hoàng đã không còn dấu tích. Chỉ còn cây cầu sắt sừng sững giữa trời, như một chứng nhân của lịch sử. Lan can cầu đổ gãy từng nơi.
Dòng sông Thạch hãn mênh mang với hai bờ xanh mướt. Những chuyến đò ngang đò dọc vẫn dịu dàng trôi.
Một quá khứ đau thương đã chìm vào dĩ vãng nhưng chưa bao giờ nhạt phai trong ký ức của nó.
Nó rất nhớ.
Một buổi chiều lộng gió sau một cơn mưa.
Đại lộ kinh hoàng đã không còn dấu tích. Chỉ còn cây cầu sắt sừng sững giữa trời, như một chứng nhân của lịch sử. Lan can cầu đổ gãy từng nơi.
Dòng sông Thạch hãn mênh mang với hai bờ xanh mướt. Những chuyến đò ngang đò dọc vẫn dịu dàng trôi.
Một quá khứ đau thương đã chìm vào dĩ vãng nhưng chưa bao giờ nhạt phai trong ký ức của nó.
Nó rất nhớ.
No comments:
Post a Comment