Monday, October 30, 2017

HƯƠNG CỐM MÙA THU HÀ NỘI


HƯƠNG CỐM MÙA THU HÀ NỘI




Bạn đừng chờ một bài viết dịu dàng về mùa thu Hà nội nghe. Đối với những người có tâm hồn ăn uống hết sức sâu sắc như mình thì mình hoàn toàn chưa đủ để hý hoáy về mùa thu Hà nội nói chi đến hương cốm mùa thu Hà nội.

Chuyện kể là như ri:
Lần đầu tiên cầm trên tay món quà cốm tươi của một người Hà nội, mình thực bất ngờ vì sự tinh tế của gói cốm được bọc trong nhiều lớp lá sen từ non đến già, buộc lại bằng những sợi lúa cốm. Mở bung ra, mùi cốm thơmdịu dàng.
Lâu lắm rồi. Thực sự lúc đó mình rất xao lòng vì món quà mùa thu dễ thương được tặng .


Chiều nay một bệnh nhân mang món quà gợi nhớ, gợi thương như thế từ Hà nội về, xuống máy bay, đem tới ngay vì sợ cốm khô.
Ôi chao, cốm Hà nội!
Vẫn thế, những hạt cốm tươi bọc trong nhiều lớp lá sen, buộc bằng lúa cốm.
Chuối ăn cùng cốm. Cắn miếng chuối, vốc miếng cốm nhai cùng nhau. Vậy đó. Nhưng thiệt ra mình thấy không ngon lắm . Cảm giác cứ hơi lạc lõng?
Chả cốm.Thích nhất món ni. Thịt xay, nêm vừa ăn, lăn qua cốm chiên lên , chấm cùng tương ớt. Wow, thực sự là ngon.
Chiều ni làm thử món chè cốm. Ngon bất ngờ luôn. Hương cốm thơm lừng, thêm chút béo của nước cốt dừa. Ông xã khen nức nở.
Xôi cốm! Hôm nào có lại cốm tươi mình sẽ nấu vì mình nấu 2 lần xôi cốm bị hư mất rồi. Hic.

Vậy thôi, kết thúc hương cốm.
Hẹn mùa thu sau.





Wednesday, October 25, 2017

BÚN CÁ RÔ ĐỒNG






Nhiều lần đến Hà nội, nhưng dường như chẳng ai giới thiệu cho mình món bún cá rô đồng. Tình cờ đi loanh quanh, thấy quán bún với bảng hiệu bún cá rô đồng lạ hoắc và rứa là mình đòi ăn. 

Không sang trọng như phở Hà Nội, không tinh tế như bánh tôm Hồ Tây, không tiếng tăm như bún chả, bún ốc Hà nội..., món bún cá rô đồng mang đậm chất dân dã của vùng đồng bằng Bắc Bộ với những nguyên liệu rất "quê" như cá rô, rau cải, rau cần, hành hoa, thìa là...Cá rô có thể chiên vàng giòn hoặc lăn bột chiên. Ăn chung với bún sợi nhỏ, bánh đa cắt sợi hoặc miến, vắt thêm trái tắc (trái quật) đã cắt sẵn một đầu.
Hơi bối rối vì món ăn lạ lẫm và bối rối vì phong cách quán ăn bình dân của Hà nội, nên mình chỉ kịp ghi nhận lại và thốt lên: "Ố, răng ngon dữ ri mà lâu ni không ai cho em ăn ?"
Nghe rằng bún cá rô đồng vốn là một món ăn đặc sản của Xứ Đông - tên gọi xưa kia của Hải Dương. Hiện tại thì món ăn bình dị này nổi tiếng khắp nơi và tất nhiên là cả Hà Nội.

Rứa mà chừ mình mới biết.
Hứa lần sau ra Hà nội sẽ thưởng thức nó một cách bình tĩnh hơn.




Tuesday, October 24, 2017

Tản mạn nhớ Sao Khuê




Tản mạn nhớ Sao Khuê

Năm 1979, Câu lạc bộ sáng tác văn học ra đời, tập trung những cô cậu đội viên nhà văn hóa thiếu nhi có năng khiếu và đam mê văn chương để chăm sóc dạy dỗ và dưỡng nuôi mầm văn học.
Tham gia vào câu lạc bộ sáng tác, lần đầu tiên mình được đi ra khỏi nhà một thời gian để tham dự trại sáng tác. Ăn uống, ngủ nghỉ không với mẹ nữa. 
Một thời gian ngắn thôi, nhưng có lẽ  tất cả chúng tôi vẫn không thể quên những ngày tháng thân thương cùng nhau đó. Những bài thơ, những đoản văn non dại ra đời từ đó. 
SAO KHUÊ, tên của câu lạc bộ sáng tác, cái tên dễ thương vô cùng. Theo quan niệm truyền thống của người Việt Nam, Sao Khuê là biểu tượng của sự thông minhtrí tuệ và học vấn

Sau gần 40 năm trôi qua, chúng tôi lớn lên, mỗi người một ngã, mỗi người một việc . Nhưng trong chúng tôi, đam mê văn chương như là máu thịt. 
Văn chương làm tâm hồn mình dịu dàng, phong phú cho dù cuộc đời có nghiệt ngã bao nhiêu đi nữa. 
Hôm nay ngồi đây, tôi nhớ lại những đoản khúc tự tình thơ dại cũ. 
Bài thơ đầu tiên tại trại sáng tác mầm non văn học, để lại chút dấu ấn cho bạn bè: LÁ THU. 
Gió mát lạnh vuốt ve từng chiếc lá. 
Những chiếc lá mỏng manh như dãi nắng nghiêng nghiêng. 
Thay lớp áo xanh, lá khoác màu vàng úa. 
Lá thật buồn khi phải rời tay mẹ mến thương. 
Nhưng em sẽ không để lá buồn đâu. 
Lá rơi nhiều khắp cả vườn em đó.
Bàn tay em cho chúng họp với nhau 
Dưới bóng râm của Mẹ 
Và trên từng chiếc lá 
Em sẽ đề chữ  THU

Tôi đã mơ màng về hình ảnh chiếc lá thu vàng rơi xào xạc dưới chân người từ bài thơ của bậc tiền nhân Lưu Trong Lư..., dù chưa được tận mắt nhìn thấy hình ảnh này lúc đó mãi cho tới lớn.
Vâng , hình ảnh lá thu dịu dàng mà tôi những đã muốn nó sống mãi với chữ THU ngay từ dạo đó. 

Những ao ước nhỏ bé của cô học trò nhỏ, ngoan ngoãn dạo đó dường như chỉ xoay quanh việc làm vui lòng ba mẹ, ông bà anh chị. Nên tôi có bài thơ NẾU EM LÀ... như là một ao ước dâng tặng người thân. 

Nếu là gió,
em sẽ làm tan
những giọt mồ hôi đổ trên lưng ba
nhọc nhằn. 
Nếu là mây,
em sẽ kết thành chiếc áo,
 thay chiếc áo sờn vai
của mẹ. 
Nếu là thời gian,
em sẽ ngừng lại
trên vầng trán của ông
và trên mái tóc của bà. 
Nếu em là...
Không, em không là gì cả. 
Nhưng bàn tay em sẽ quạt mát cho ba. 
bàn tay em sẽ kết áo hoa cho ẹm
Và trang vở này, là niềm vui, em xin tặng ông bà. 

Những mơ mộng của thời học trò, chỉ với con đường ngày hai buổi đến trường, cũng đủ cho tôi bâng khuâng khi giã từ tuổi thơ 

Con đường trải sỏi phẳng lì. 
Em đi mỗi sáng xanh rì bóng cây. 
Trắng hồng phơn phớt áng mây. 
Nghe không gian thắm ngọt đầy tiếng chim. 
Nắng vàng óng ả êm đềm 
Dõi theo từng bước chân em đến trường. 

Rồi mùa phượng thắm ngát hương, 
Không gian rộn rã hát mừng hè sang 
 Ôi hè, lòng chợt thiết tha. 
Đường ơi, bụi có xóa nhòa chân chim?  

 Lòng dặn lòng sẽ không bao giờ quên những ngày thơ ấu êm đềm bên mái trường xưa, trên con đường nhỏ.

Nhớ kẻ cho đều ô vuông vở
Và chia cho đủ chút hương thừa.
Mai nhé rồi xa,  em vẫn nhớ
Con đường dẫn đến cổng trường xưa

Tôi lớn lên, không theo nghiệp văn chương, mặc cho nhiều thầy cô và bè bạn ngạc nhiên, tôi học Y khoa.
Nhưng nói như anh Võ Quê nói 
" Võ thiếu tinh hồn văn, võ thành vỏ. 
Văn không dũng khí võ, văn hóa văng "
An nhiên và hạnh phúc trên con đường mình chọn. Mọi con đường đều cần dũng khí và tâm hồn. Đủ để đầy. Tôi mang trong tôi nợ văn chương.
Như các bạn, những năm tháng sinh viên, những năm tháng sống và làm việc. viết văn như là một cách dàn trải trái tim mình. 
Những câu thơ ngắn ngắn cho tình yêu , nhưng đoản văn ngắn ngắn cho cuộc đời, tôi vẫn thi thoảng ghi chép lại. 

Phía bên ngoài nhiều mưa hay nắng. 
Chim có về bay theo những hàng cây.
Anh đi qua  đó anh về ngang đây. 
Có nhìn ra em tâm hồn nhỏ buồn này. 
Phía bên ngoài làm sao anh biết được. 
Áo trắng tóc nâu và mắt đen buồn ướt. 
Anh đi qua đó anh về ngang đây. 
Có nhìn ra em, tâm hồn nhỏ buồn này. 

“Tình yêu như trái phá con tim mù lòa”( Trịnh Công Sơn), tôi cho ra đời vài đoạn văn tình tự, tôi cho ra đời vài khúc ngâm vụng về kỷ niệm mối tình dài.

Thời gian trôi đi.
Công danh sự nghiệp gia đình cuốn tôi theo thời gian. Tôi bỏ quên văn chương vào xó nhà.
Hôm nay, khi cuộc đời đã nghiêng dốc chiều, tôi chợt tỉnh giấc, nhìn lại và nhớ vô cùng  những  năm tháng dịu dàng qua.
Tôi tâm niệm rằng mình sẽ dành những tháng ngày còn lại của cuộc đời cho niềm đam mê đã từng có của mình
Vậy thôi, tôi quay lại với SAO KHUÊ.
Và mong nó rực sáng.

20.10.2017


Thursday, October 12, 2017

MÙA HÈ THIỆN NGUYỆN CỦA BẢO - CUỐI CÙNG


9/15/17

Bảo đã kết thúc và hoàn thành chương trình thiện nguyện. Người ta đưa Bảo Letter of Reccomendation và danh sách số giờ Bảo làm tình nguyện.Sau này nếu Bảo muốn tiếp tục làm tình nguyện thì sẽ tiếp tục 100 giờ nữa, nhưng sẽ có thể được làm ở một khu vực khác.  

Đăng kí lớp CPR&First Aid (cấp cứu hồi sức) miễn  phí (giá thường là $63): Bảo hỏi thăm đăng kí trễ nãi do nghĩ cũng không quan trọng lắm, nên bây giờ lỡ cơ hội. Bảo tự lên mạng kiếm lịch lớp và thấy một lớp tiện giờ nên gọi điện văn phòng đăng kí, nhưng không ai nói rõ đây là lớp dành cho người đã từng học (Re-certification), Bảo lên lớp mới biết và cuối cùng cancel, nhưng Bảo được cho một cuốn sách dạy CPR, Bảo nên đọc trước khi vào học. 

Bảo cũng quên không lợi dụng cơ hội tiêm vaccine flu miễn phí. Sắp tới có một đợt tập hợp tiêm vaccine cho toàn thể nhân viên bệnh viện, nhưng trúng ngày Bảo đã đi học. Tuy nhiên Bảo quên hỏi là có được hẹn tiêm riêng không. Người ta nói flu vaccine này nên tiêm mỗi năm, mà mấy năm nay Bảo đâu có đi tiêm cái này.





Bảo giỏi quá. làm thiện nguyện tới 123 giờ. Làm giỏi quá. Người ta khen ngợi Bảo quá hì. 

Hì hì, Bảo không cần học thêm Hồi sức cấp cứu đâu. Cơ hội học còn nhiều lắm Bảo đừng lo. Với lại có sách rồi. Lâu lâu đọc cho biết xí cũng được.
Bảo như rứa là rất giỏi. Chưa vào ngành mà làm còn quá người đang ở trong ngành. 

Việc tiêm chủng thuận tiện thì tiêm thôi. Nhân viên bệnh viện thì rất cần tiêm hàng năm vì họ có nhiều nguy cơ lây nhiễm hơn người ngoài .

Thôi, vậy là một mùa hè trôi qua. Một mùa hè dài và hiệu quả. 
Bảo có nhiều kiến thức chăm sóc bệnh nhân. Có giấy giới thiệu đẹp
Bảo lái xe được , chưa vèo vèo nhưng sẽ vèo vèo. 

Chúc Bảo một năm sắp đến sẽ thành công tốt đẹp nữa. 

Thương
Mẹ


MÙA HÈ THIỆN NGUYỆN CỦA BẢO - 11

B tài quá  . Cứ quan sát ghi nhận hết. Sau ni mình sẽ có dịp đọc về sự khác nhau giữa technician và PA. Khi ghép thông tin đọc được và thông tin nhìn thấy lại với nhau thì sẽ hiểu hoàn toàn luôn.

-----------------------------------------------------------------------------------

Nhật kí thiện nguyện kéo dài
Đọc thư Bảo về việc làm bệnh viện, mẹ có cái vui thích là được nói về những điều mình đã đi qua. Thú vị !
Dưới bác sĩ là PA. PA có khả năng thực hành khá nhiều nhưng không có khả năng chẩn đoán và chỉ định điều trị thì rất giới hạn. 
Technician tương tự nurse, họ thực hành dưới sự chỉ định của bác sĩ và PA (có lẽ vậy) . Technician thiên về kỹ thuật (Vn gọi là Kỹ thuật viên). Nurse thiên về chăm sóc điều trị. Tất cả đều phải thực hiện đúng y lệnh của bác sĩ. 

Công việc khâu vết thương là cơ bản và không khó , nên họ quen rất nhanh. THực hiện một vết khâu dưới chỉ định của bác sĩ thì khỏe nữa, chẳng có chi căng thẳng. Nên chuyện trò thôi. 

THường sẽ khâu 2 lớp nếu vết thương sâu. Lớp cơ bên trong khâu chỉ tự hủy, sẽ tiêu dần đi khi vết thương lành. Lớp da bên ngoài khâu chỉ không tự hủy, sẽ không tiêu đi mà phải cắt bỏ sau khoảng 7 ngày tùy nơi và tùy vết thương. 

bệnh nhân thường có khuynh hương lo lắng hoặc sức chịu đựng họ kém hoặc họ ưa làm ầm ĩ lên để tạo sự chú ý. Vì thế họ hay rên la ầm ĩ. 
Mình phải nhận định bênh nhân đau thực sự, có vấn đề khẩn cấp thực sự hay chỉ là la ó linh tinh để có thái độ. 
Bệnh khẩn cấp thì phải lưu ý. 
Bệnh không có gì, cứ để họ la thoải mái. 

Hì hì, Bảo thật là vui. Cứ làm quen các nhân viên y tá thoải mái. Không ngại. Những gì khong được làm họ sẽ báo mình. Bảo không lo lắng sợ hãi chi. 

Vậy nha. 
Thương
Mẹ 

8/22/17

Hôm nay Bảo vẫn giúp việc như thường lệ.

Bảo nghe người ta đưa một cô gái gào khóc điên loạn vào phòng chăm sóc, đóng cửa cho khỏi ồn. Có vẻ như người đó đang hoảng sợ. Giống em bé khi bị đưa vào tiêm kim.  Lâu lâu người đó gào "No! No more medicine!". Đã nhiều lần nghe bệnh nhân làm ồn rồi nên Bảo thấy cũng bình thường. Nhưng tự nhiên Bảo thấy hai ông bà đứng ngoài cửa ôm nhau, người mẹ đau đớn khóc nấc vài tiếng. Nhìn thương, tội lắm.  Một lát sau Bảo thấy một ông khác đứng cầu nguyện cùng hai ông bà đó. Bảo nghĩ họ là "chaplain", người đến hỗ trợ tinh thần (spiritual guide) cho những người đang gặp khó khăn ở bệnh viện.  Nhưng rồi chuyện cũng qua, người lại lặng tiếng, cửa phòng mở, hai ông bà ngồi ghế mở điện thoại bấm bấm.

Đôi khi có những cặp đôi nằm sóng soài với nhau trên một giường bệnh.

Đôi khi Bảo nghe có lời cầu nguyện buổi sáng phát trên loa khu cấp cứu. Không phải ngày nào cũng nghe. Cầu nguyện cho một ngày làm việc tốt, "with renewed mercy".

Bình oxy: Hôm nay đi qua đi lại thì Bảo thấy phòng chứa vật liệu trong phòng cấp cứu đã hết bình oxy. Trong danh sách các việc làm của tình nguyenj viên có việc "Chất bình oxy vào phòng chứa". Bảo chưa bao giờ làm việc này nhưng muốn thử việc mới. Hướng dẫn viên hồi đầu hè cũng không có hướng dẫn Bảo cách cầm bình oxy. Bảo chỉ biết bình oxy cần phải bỏ vào trong xe đẩy có khay đựng, không được để không ở ngoài vì nếu nó té, va chạm mạnh sẽ gây nổ. Các phòng chứa vật liệu ở đây có bảng cảnh báo: 
Bảo đem một xe bình oxy đã sử dụng xuống kho trung tâm vật liệu (Center Supply Room) để đổi lấy bình đầy. Mấy bình oxy nặng, đẩy qua mấy mép cửa lồi lõm (ví dụ thang máy) hóa ra phải có cách mà lúc đầu Bảo không biết, nên cứ đụng đùng đùng. Bảo lại gặp phải cái xe đẩy rớt quai (xe như vậy cần phải gọi người sửa chửa để đảm bảo an toàn). Bảo vào nhà kho rồi, có cô đó giúp đỡ hướng dẫn Bảo tận tình cách đẩy xe. Cô chỉ Bảo vào cái kho nhỏ chứa bình oxy sau đó cho Bảo tự làm từ đây. Bảo thấy hơi sợ sợ, giống vào cái hòm bom, chắc bữa sau không làm việc này. Nhưng rồi Bảo chất bình xong đi lên ổn cả.

He he, bệnh viện là nơi muôn màu muôn vẻ đau đớn. 
Người làm trong bệnh viện được rèn luyện dần để "bơ" đi nhiều thứ. 
Người làm Y tế được rèn luyện để chịu đựng đủ thứ hầm bà lằng. Bệnh nhân không ai giống ai dù họ bị bệnh như nhau. 
Người làm Y tế có bản lĩnh hơn người. 
Dần dần Bảo sẽ ít chú ý vì mọi thứ quen dần đi: Không lạ lùng, không căng thẳng, không lo âu. Những giây phút mủi lòng vì bệnh nhân sẽ qua đi. Không có thời gian dành cho mủi lòng. 
Ai cũng rên la rồi ai cũng yên dần. 

Mẹ thấy Bảo rất giỏi. 

Quay lại chuyện bình Oxy: 
Đẩy bình Oxy là khó. Phải biết cách, nếu không thì có thể gây cháy nổ và đổ bể những thứ chung quanh nếu va chạm. Đừng quá cố gắng nếu như thấy khó. 
Không làm được là bình thường. 
Chẳng ai tài giỏi để làm hết mọi thứ. 

Ờ , mẹ chưa từng sử dụng bình Oxy  trừ khi là sinh viên , phải học cách sử dụng bình Oxy. 
 Bác sĩ chỉ cho chỉ định bệnh nhân thở Oxy. 
Y tá thực hiện y lệnh của bác sĩ,  phải biết sử dụng bình oxy để cho bệnh nhân thở Oxy. .

Bác sĩ dành đầu óc để suy nghĩ, phán đoán, ra quyết định
Y tá chăm chỉ làm theo y lệnh, không suy nghĩ gì nhiều. 
Nhân viên phục vụ làm những việc thuộc trách nhiệm của mình, không xen vào việc khác. 

Phân cấp rất rõ ràng. 
Khi đi học mình phải nắm hết mọi thứ. 
Khi ra trường mình làm công việc của mình và hướng dẫn người khác làm việc của họ. 

Bác sĩ biết chích thuốc. Nhưng Y tá sẽ chích nhanh hơn vì họ thường xuyên làm. 

Hì hì, chuyện Y khoa thật nhiều . 

Rất vui vì có dịp huyên thuyên với Bảo. 
Thanks Bảo nhiều nhé
Thương. 
Mẹ

9/1/17

Hôm nay Bảo lần đầu dỗ một người đang sợ. 

Có một bà bệnh nhân được cho nằm một giường dọc hành lang. Bảo chỉ thấy mũi bà này bị chảy máu, ngoài ra vẫn đi được. Cạnh giường bà là phòng bệnh cấp cứu Trauma, phòng này lúc đó đang chuẩn bị có bệnh nhân vào nên nhân viên đi ra vào tùm lum. Bà này bắt đầu ngồi dậy, ôm người co ro, hỏi han một bệnh nhân cạnh đó; sau đó bà bỏ đi chỗ khác, nói là sợ quá. Người ta chuyển cho bà giường chỗ khác; bà vẫn ngồi co ro trên giường. Bảo đi qua đi lại không biết bà cần gì không. Có lạnh không? Trông bà không có vẻ đau đớn lắm. Bà có vẻ sợ, nhưng làm gì cho hết sợ được chứ? Hay là lấy cái mền cho bà che thân? 
Chần chừ một hồi thì Bảo để ý thấy bà khạc nhổ nước bọt vào khăn giấy nên Bảo tới hỏi bà có buồn nôn không Bảo sẽ đưa bao, nhưng bà nói không. Bà đứng dậy khỏi giường, chỉ vào phía giường nói tôi sợ. Khăn giường hơi ướt, giường có nhiều khăn giấy bẩn dính ướt và ít máu, và một cái áo khoác. 
Bảo hỏi áo này của bà? Bà sợ sệt , nói tôi không cần nó, đem cái áo đi đâu cũng được. Bảo tộn khăn giấy bẩn vào thùng "Biohazard" vì thấy nhớp nhớp (Bảo vẫn còn hơi lơ mơ về cách phân loại rác, nhưng có lẽ từ từ rồi học cũng được; vì sao bình đựng nước tiểu đã đổ hết nước tiểu lại bỏ vào thùng Biohazard, nhưng một miếng băng gạc dính một ít máu lại bỏ vào thùng thường; có thể do máu đã khô rồi?...). Bảo thiếu suy nghĩ nên tộn luôn cả hộp khăn giấy đang dùng dở vào luôn. Sau đó Bảo chùi giường, thay ra nệm sạch, và đem gối mền. Bà nằm co ro, Bảo đắp mền cho bà. Bà sợ sệt nói, mấy cái tiếng báo động bíp bíp trên loa là sao vậy? (Những tiếng này Bảo vẫn thường nghe mỗi ngày trong phòng) Bảo nói với bà đừng lo, nhân viên sẽ chăm lo tất cả mọi thứ, tiếng báo động là để họ biết chuyện gì đang xảy ra thôi mà.

Sau cùng Bảo hỏi: Bảo có thể giúp bà được gì nữa hay không? Đây là câu hỏi mà ban đầu Bảo không biết dùng. Bảo chỉ chờ bệnh nhân nhờ vả. Nhưng sau này Bảo nhận ra khi hỏi câu đó thì thường bệnh nhân sẽ hỏi xin thêm một điều gì đó. Câu nói này vẫn thường được những người làm việc customer service hỏi (ví dụ qua điện thoại).

Bảo cũng có một sự hơi chần chừ khi tiến đến hỏi bệnh nhân cần gì không. Khi thấy bà bệnh nhân sợ sệt đó, ban đầu Bảo cũng đi lại tần ngần thôi, Bảo nghĩ can thiệp cũng có chừng mực thôi vì đây là nhiệm vụ của y tá, còn bệnh nhân cần gì thì có thể lên tiếng. Bảo thường chỉ đem ghế, mền, hoặc nước. 

Có lần Bảo đi ngang vào phòng, bệnh nhân gọi Bảo nhờ gọi y tá giúp đi tiểu. Họ luôn có nút bấm báo hiệu để gọi cho nhân viên từ bên ngoài (call light), nhưng thấy Bảo thì họ nhờ Bảo. 

Bảo thật là dễ thương. 
Nhiều người mắc chứng sợ hãi(.panic disorder, phobia)
Chứng sợ hãi, được xếp vào một dạng rối loạn thần kinh. Họ luôn cảm thấy sợ hãi, lo lắng , bồn chồn. Sự việc đến với họ dù rất nhỏ, rất bình thường, họ cũng cảm thấy hết sức nặng nề. 

Bảo đọc thêm chỗ ni xí cho biết

Nói chung, để điều trị bệnh này cần thời gian và sự phối hợp hiểu biết giữa thầy thuốc và gia đình.
Bảo xử lý trường hợp này như vậy là rất đúng mực. 
Và thực sự mình không làm thêm được gì hơn. 
Bảo luôn lưu ý một điều : luôn có khoảng cách với bệnh nhân , khoảng cách không gian và khoảng cách vị trí . 

Việc rác thải: Bảo có thể không biết phân biệt về rác thải y tế. Nhưng chẳng khó khăn gì : Vật sắc nhọn, vật có dính máu và dịch tiết bệnh nhân thì Bảo luôn thận trọng. Mai mốt sẽ học thêm. 

Bảo giúp đõ mọi người như vậy là quá tốt. Như vậy là tốt lắm lận. 

Sắp tới, khi kết thúc 100 giờ, mình có cần lấy giấy xác nhận không? Nếu có thể thì cứ xin để đó. 
Việc Bảo có đi làm thêm thì tùy thời gian còn lại của Bảo. Mẹ nghĩ có thể nghỉ ngơi được rồi. Nhưng nếu Bảo thấy vui Bảo cứ đi thêm . 

Bảo giỏi lắm. 

Vậy thôi 
Thương nhiều


Mẹ 


9/5/17

Trong một phòng bệnh có một thằng nhỏ đang chơi xe hơi bò lê lết dưới sàn. Người mẹ ngồi trên ghế còn nằm giường chắc là ông chồng . Bảo thấy thường vẫn có người chùi sàn ra vào thường xuyên, tuy nhiên có lẽ sàn bệnh viện vẫn bẩn lắm, có thể có máu giọt xuống. Cho nên B hỏi một y tá nếu thấy em bé như vậy thì nên làm gì. Y tá nói nhân viên cũng khuyến khích không nên đeer em bé chơi như vậy, tuy nhiên nếu có thì có thể đem một tấm khăn hoặc mền trải dưới sàn cho nó.

Vậy là Bảo đem một tấm mền hỏi người mẹ có cần không,  và trải ra trong khi người mẹ cho thằng bé rửa tay. Bảo cũng không rõ nên trải thế nào cho khỏi cấn lối đi nhưng Bảo cứ để đó tuỳ họ xử lí. 
Một lúc sau chắc do mền cấn chỗ nên dẹp qua bên, nhưng Bảo vẫn thấy em bé chơi dưới sàn. 


Bảo thật là tốt bụng. 

Trong trường hợp này, ý của mẹ thì Bảo chỉ nên nhắc nhủ người mẹ : Cho bé chơi trên sàn nhà bệnh viện là rất bẩn. Không nên như thế. Rồi thôi, không đem mền chi cả . 
Nhớ luôn luôn giữ khoảng cách của người làm y tế với bệnh nhân. Mình không phải là bảo mẫu của người khác. 

Có 2 chuyện cần nói cho Bảo hiểu là ri : 
1/ Chuyện bẩn của bệnh viện: Trừ những khoa phòng cần vô khuẩn tuyệt đối, còn lại thì môi trường bệnh viện thực sự là bẩn . Nhưng cái bẩn không nhìn được bằng mắt mà nó ở trong không khí. 
Bệnh viện luôn hết sức làm sạch môi trường nhưng không thể đảm bảo là vô trùng. 
Cho nên chơi đùa trong bệnh viện thì không nên, bò lê dưới sàn càng không nên,.
Chơi trên thảm trong nhà khác chơi trên thảm trong bệnh viện. Thảm trong bệnh viện tưởng là an toàn. Nhưng không. Chủ yếu vẫn là không khí bị nhiễm bẩn. 
2/ Chuyện bà mẹ : 1 bà mẹ để con bò lê dưới sàn bệnh viện thì bà mẹ đó chưa biết quan tâm tới đứa bé. Mình có thể nhắc nhủ và chỉ nên nhắc nhủ thôi. Chơi trên tấm mền cũng không có nghĩa là sạch. Tốt nhất là bà mẹ không nên mang trẻ con vào bệnh viện. Nếu mang vào phải luôn giữ chúng trong tay mình. 

Tóm lại, mình cần làm đúng vị trí chức năng của mình. 
Hi hi, Bảo rất tốt bụng và hết lòng vì công việc . Nhưng cố gắng đứng đúng vị trí của người làm công tác y tế trong giao tiếp với mọi người chung quanh. 

Vậy nghe
Thương. 



Mẹ

MÙA HÈ THIỆN NGUYỆN CỦA BẢO - 10

THẢO 

B thật là tài  . Chắc chị T ko làm được việc ni - bị sợ nhìn thấy người đau "hốc mũi trống hoác lòi xương."

Phong cách chăm sóc của B khác. Có nhiều người nói mấy câu trấn an rất là tự nhiên, nhưng có thể họ không cần cù như B. Cũng tùy tính cách con người. Mỗi người có một thế mạnh riêng.

Mẹ nói chị Xíu giao tiếp bán hàng tốt nhưng việc thuốc men không làm được như chị Tuyền.

B làm tốt nhiệm vụ của mình là giỏi lắm rồi. Những mảng về giao tiếp cứ cố gắng dần dần và không buồn nản .

Càng lớn càng làm việc lâu thì càng dễ nói chuyện hơn, vì không sợ cái chi nữa. Cho nên khi các nhân viên bắt chuyện thì B cứ trả lời thoải mái.

7/21/17

Bảo nói chuyện thêm được với một vài bệnh nhân. Những bệnh nhân tỉnh táo thì có thể trả lời Bảo họ cần gì hoặc không cần gì. Một lần Bảo đi ngang qua phòng thì thấy một ông bệnh nhân yếu ớt đứng dậy cố gắng gỡ những băng dán trên người ông. Bảo hỏi ông cần gì không thì ông có vẻ hơi thẫn thờ không chú ý, nói là cần điện thoại gọi người chở về. Bảo thấy có thể ông này có vấn đề gì khác; những khi không chắc thì Bảo gọi y tá.  

Lâu lâu trên loa quanh các phòng lại nổi lên một giai điệu ru ngủ ngắn. Hóa ra giai điệu đó báo hiệu có một em bé mới được sinh. Khu hộ sinh nằm ở tầng khác. 

Bảo thấy lâu lâu có y tá đem bánh cookie hoặc làm một ổ bánh để giữa bàn trong phòng giải lao, chắc họ mời đồng nghiệp. Mấy món bánh cũng dễ mời được nhiều người ha!

Ô, vụ điệu nhạc nổi lên ni hay ghê. Chừ mới nghe lần đầu. Thật vui vì một phát hiện và thực sự cũng đáng ngưỡng mộ ý tưởng hí. 
Ờ, đi làm cũng vậy. Ở nhà có đồ chi ăn , đôi khi mang lên ăn chung . Sẽ vui hơn. 

Giao tiếp và quan sát bệnh nhân nhiều, Bảo sẽ dần nhận ra vấn đề cần của họ. 
Mỗi người có một vấn đề. Chẳng ai giống ai. Người trẻ, trẻ con, người già. Đàn ông, đàn bà....

Có những người già họ hơi bị lẫn. Cũng tội . Nhưng biết vậy thôi, theo họ cũng nhọc vì họ không biết họ cần gì. 

Bảo phải tập quan sát để phát hiện những vấn đề mình cần làm và những vấn đề mình không cần làm. 

Thương chúc Bảo những ngày vui. 

Cho Bảo hỏi xí: Khi nào Bảo có một số câu hỏi muốn hỏi y tá, mà không phải hỏi ngay tức thời (ví dụ hỏi họ nhận xét về Bảo, hoặc là một số câu hỏi gì đó về những nhiệm vụ của Bảo...) mà Bảo thấy có y tá trong phòng giải lao thì Bảo có nên hỏi họ vào lúc đó không? Hay là giờ giải lao thì chỉ để họ nói chuyện "giải lao" thôi... Hay là nên hỏi giờ đó hơn vì họ sẽ không bận rộn với bệnh nhân...

Ngoài ra Bảo mới phát hiện có một số buổi học 1 ngày dành cho cộng đồng hoặc tình nguyện viên, miễn phí (trên mạng nó ghi tình nguyện viên được khuyên nên học khoảng 2 khóa mỗi năm). Những khóa nằm trong thời gian Bảo còn nghỉ hè Bảo ghi ở dưới. Ngoài ra trong Volunteer Guide Bảo còn thấy Benefits bao gồm Traing Opportunities (CPR, First Aid) mà nó không khi là Bảo có được cho miễn phí hay không (khóa học 1 buổi, từ $25-$65). Thường CPR/First Aid phai trả tiền (có cả certificate nữa, chắc nhân viên hoặc sinh viên trường Y mới cần), nhưng để Bảo hỏi lại cho biết.

Ba trả lời :).

B hỏi các y tá lúc mô họ rảnh rỗi, không bận tiếp xúc với ai khác là ok. Cũng có trường hợp họ đang bận suy nghĩ việc khác mà mình không biết được, thì họ cũng sẽ vui vẻ từ chối hẹn dịp khác thôi :).

(Chị T cũng thấy không còn giờ mô khác thì hỏi trong giờ giải lao thôi vậy :). Chắc người ta sẽ vui vẻ giúp đỡ. Trò chuyện với người khác dù là về công việc chắc cũng được tính là giải lao).

Còn lớp học thì ba nói nếu thuận tiện thời gian và đi lại thì học cho biết cũng được. Nếu không thuận tiện thì thôi vậy. Những cái ni lên học bác sĩ người ta sẽ bày lại bài bản hơn hết.



tháng 8/11/2017

Đôi khi Bảo gặp bệnh nhân người Việt ở bệnh viện. Người Việt gặp nhau là hay hỏi han nhau, ví dụ hỏi sống ở khu nào. Gặp mấy người già, họ không biết tiếng Anh, tội.
Hôm nay có một bà nằm trên giường bệnh, đi lụ khụ đi vào toilet , cầm cái bao ọe ọe giữa đường. Một lúc sau Bảo nhận ra bà là người Việt. Bảo giúp bà đi bộ vào toilet, về giường, và thông dịch (ví dụ nói là y tá chuẩn bị thay băng, hoặc là hỏi y tá giúp cho bà). 
Bà nói gặp người Việt mừng quá, quanh đây toàn Mỹ sợ quá. Bà dang tay ôm hun Bảo. Bảo đứng nghe bà nói chuyện này chuyện nọ một lát. Bà kể có một ông cảnh sát người Việt cho bà một cái điện thoại di động (loại lật). 
Bà hỏi xin ít đồ ăn nhưng y tá không cho phép vì bà sắp ra viện. Bà nhờ Bảo đưa giúp bà về nhà, có được không, nhà gần bệnh viện lắm, mượn bệnh viện cái xe lăn hoặc không thì đi bộ với bà cũng được. Con cháu bà giờ này đang đi làm ở xa; hồi nãy có hàng xóm đưa bà vào bệnh viện. Bảo thấy bối rối nên xin phép đi hỏi y tá rồi Bảo trình bày với y tá, hỏi nên làm gì. Y tá nói bệnh viện không cho phép mang xe lăn ra ngoài khu vực, tốt nhất là cứ nói bà ngồi chờ ở ngoài phòng đợi. Bảo cũng nghĩ, không phải người nhà, Bảo giúp bà đi đứng mà lỡ té giữa đường thì chắc cũng lôi thôi với người nhà lắm, thôi để người nhà bà chở về.  

Khu phòng cấp cứu chính có 1 phòng toilet cho bệnh nhân và một cho nhân viên, có khi Bảo thấy người ta cho bệnh nhân vào dùng toilet trong phòng nhân viên (chắc lúc ấy đông người, kẹt). Khu bệnh nhân tâm thần có 1 toilet. Một khu khác có 2 phòng tắm. Nhân viên chùi dọn luôn đi quanh. 

Xem cách nói chuyện với những người có tính phản bác: Hôm nay khu bệnh nhân tâm thần có một người đàn ông da đen liên tục lải nhai sau bức màn. Một lúc sau Bảo thấy ông cãi cọ với một nhân viên, nói tại sao tôi bị trói xuống giường, tôi biết bệnh viện sẽ trói tôi hàng giờ nữa, tôi cũng có cảm xúc đấy nhé,  tôi có làm gì sai v.v Nhân viên nghiêm nghị nói cách nói chuyện và phê bình ngoại hình người khác của ông gây bất an cho chúng tôi. Cô nhân viên chỉ đứng chờ ông ta nói hết hơi rồi im lặng kéo màn bỏ đi. 

Lại nhận thư Bảo . Vui lắm. 

Ừ , thỉnh thoảng vẫn gặp người Việt. Họ chắc chắn sẽ rất vui mừng khi gặp Bảo.
Bảo giúp họ như vậy là tốt quá. 
Giúp với tư cách là tình nguyện  viên. 
Giúp với tư cách là thông dịch viên. 
Thật là quá tuyệt vời

Tuy nhiên , người Việt thường cũng nhiều chuyện. Mình thương họ nhưng luôn phải giữ một khoảng cách với họ. 
Đừng tỏ ra quá thân thiện. 
Đừng tỏ ra ưu ái người này hơn người kia. 

Những nguyên tắc cơ bản như cho đồ ăn, lấy cái này cái kia của bệnh viện, Bảo cần tuân thủ. 

" tốt nhất là cứ nói bà ngồi chờ ở ngoài phòng đợi. Bảo cũng nghĩ, không phải người nhà, Bảo giúp bà đi đứng mà lỡ té giữa đường thì chắc cũng lôi thôi với người nhà lắm, thôi để người nhà bà chở về"  là hoàn toàn đúng 

Với những người hay nói chuyện phản bác, hay phê phán, đòi hỏi..., cư xử như " Cô nhân viên chỉ đứng chờ ông ta nói hết hơi rồi im lặng kéo màn bỏ đi" là rất đúng mực. 
Bảo cần học cách bình thản như thế. 
Tất nhiên mỗi hoàn cảnh sẽ khác nhau một xí, nhưng nói chung, cần giữ cho mình một khoảng cách với bệnh nhân: Khoảng cách hiểu theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng (tri thức, ứng xử...) 

Thật là hay vì Bảo ngày một tiến bộ trông kiến thức và giao tiếp. 

Mong Bảo vui nhiều. 
Mẹ thương nhiều

BA : Bảo suy nghĩ đúng và đã hành động đúng, bà bệnh nhân người Việt, khi đau ốm có thể hàng xóm đưa đi được vì là chuyện khẩn thiết không thể chờ người nhà, nhưng khi xuất viện thì phải  chờ người nhà đưa về,vì không còn là chuyện khẩn thiết nữa và cần phải có trách nhiệm của người nhà.
Mình luôn sẵn sàng giúp đỡ , nhưng khi có dấu hiệu của sự lợi dụng lòng tốt, ở đây là lợi dụng để khỏi phải gọi người nhà đến sợ mất thời gian của họ, thì cần phải giữ khoảng cách như mẹ nói.
Bảo đã giao tiếp tốt và vững vàng trong trường hợp này, WELL DONE


8/15/17

Y tá Bảo nói chuyện cùng nói là khi nào có chi hay cô kêu Bảo lại xem nhé. Hôm nay cô chỉ Bảo xem một bệnh nhân được chăm sóc vết thương trên ngón tay. Ông này làm nghề giống cậu, áo và mũ dính mạt cưa, tay ông bị một cái kim hay bấm gì đó cắt sâu làm hơi rạn xương. Ông nói muốn tự chăm sóc ở nhà nhưng thôi cuối cùng lên bệnh viện. Nhân viên Tech (Bảo chưa rõ nhiệm vụ này khác thế nào so với y tá nhưng hình như học ít hơn) rửa ráy vết thương, PA khâu, nhân viên Tech dọn dẹp và băng bó. Bảo ngó PA khâu Bảo cũng hơi sợ sợ nên chỉ đợi họ nói ok mới xích tới gần và hỏi han. Chắc họ làm quen rồi nên vừa làm vừa nói chuyện vẫn được. PA khâu ngón tay 7 mũi, 2 loại chỉ; một loại chỉ khâu da trong, sẽ tự phân hủy; loại chỉ kia ở ngoài da, cứng cáp hơn và phải tháo sau khi lành. 

Nhiều bệnh nhân nằm trong im lặng nhưng đôi khi có người làm ồn. Trong phòng bệnh hôm nay có một người nào đó cứ la oai óai như đau gì lắm. Chung quanh có nhiều bệnh nhân khác. Bảo thấy y tá vào xem vài lần nhưng rồi kéo màn lại đi ra không làm gì, mà bệnh nhân lâu lâu cứ la lên như cố ý. Bảo cũng hơi ngại hỏi nên cũng không biết rõ lắm. Một lát sau bệnh nhân bước ra viện. Giường bệnh không hiểu sao dính nhiều bụi cát trắng. Y tá nhìn cũng không biết là chi, họ đoán bừa là thuốc nghiện.

Bảo cũng nghe nói có cũng có nhiều trường hợp bệnh nhân vào đây nhưng cuối cùng không có bệnh tình khẩn cấp nào.