Ấn tượng của lần đi Nhật là ở tại một nhà khách nhỏ của hai vợ chồng người Nhật.
Mình đã có bài viết về chuyện này rồi.
Hôm nay nói thêm một vấn đề tế nhị khác, vui vui mà cũng rất đáng nhớ: Chuyện nhà vệ sinh.
Nói đến chuyện nhà vệ sinh, người ta hay ngại vì những vấn đề đó nó quá tế nhị và chẳng phải là chuyện mơ mộng, lãng mạn hay lớn lao chi cả.
Nhưng một điều chẳng ai phủ nhận là nó đáng giá và không thể thiếu trong cuộc đời. Thiếu là bệnh, bệnh và bệnh !
Chúng ta có thể không cần ăn ngon mặc đẹp nhưng chúng ta không thể thiếu chuyện nhà vệ sinh và nhu cầu vệ sinh tử tế.
Mình bỏ qua việc nói về khuôn viên nhà vệ sinh.
Hiện nay hầu như các gia đình có điều kiện đều luôn cố gắng là đẹp cho nhà vệ sinh vì đây là nơi chốn mà mình được là chính mình.
Các nước phát triển, ở siêu thị, trường học, nơi công cộng, nhà vệ sinh bao gồm cả nơi trang điểm, soạn lại váy áo, cho người lớn , cho trẻ con, thâm chí là nơi trò chuyện riêng tư của vài người cho nên được thiết kế rất sang trọng, đẹp đẽ và hết sức thuận tiện.
Mình cũng bỏ qua lịch sử phát mình và phát triển của cái bồn cầu vì ai cũng biết.
Ở đây chỉ đề cập đến sự thuận tiện, văn minh của nhà vệ sinh, được làm ra để phục vụ cho nhu cầu tối cần thiết của con người mà mình được trải nghiệm thôi.
Nhà vệ sinh hay là cụ thể hơn là cái bồn cầu.
Tiếng Anh gọi là toilet. Tiếng Pháp là toilette. Tiếng Đức là toiletten . Tiếng Latin là Sentinis . Và tiếng Nhật là トイレ.
Một thiết bị được cố định trong nhà vệ sinh dùng để chứa chất thải của người thôi mà sao quan trọng đến như vậy?
Nhắc đến toilet, những ai đến Singapore lần đầu cũng ngỡ ngàng thán phục và có thiện cảm với những chiếc bồn cầu tự động dội nước ở Singapore. Khi sử dụng xong, vừa đứng lên soạn lại y phục thì trong vòng vài giây, bồn cầu tự động xả nước, mạnh , rất mạnh (ừ, làm mình giật cả mình). Điều này giúp cho người sử dụng lỡ có quên nhấn nút thì chúng cũng không phụ phàng người đến sau.
Đây cũng là một trong những yếu tố hình thành sự sạch nổi tiếng của Singapore mà các nước khác phải học hỏi.
Ở các nước tiến bộ, trong nhà vệ sinh ngoài giấy lau, luôn có giấy lót bệ ngồi. Giấy này có thể tự hủy nên việc dội nước sẽ cuốn theo luôn tờ giấy. Chuyện này thì quá là thông thường ở Mỹ cũng như những nước phát triển khác.
Ở Hàn quốc, bồn cầu không sử dụng giấy lót mông mà có một hệ thống bọc nilon quanh bệ ngồi. Trước khi ngồi xuống, mình ấn nút tự khắc phần nilon đó sẽ cuốn đi để chạy ra phần nilon mới khác lót bệ ngồi .
Và, đất nước đầu tiên chủ trương toilet phải là restroom chính là Nhật Bản.
Khi nhắc đến Nhật Bản, mọi người sẽ nhớ đến nhiều những thiết kế hiện đại để giúp cuộc sống của con người trở nên tiện lợi và thú vị hơn.
Đối với một dân tộc mà cái Đẹp được nâng lên hàng Đạo, toilet không chỉ là nơi giải quyết vấn đề tế nhị mà mỗi một chi tiết trong không gian nhỏ này đều được nghiên cứu, khảo sát kỹ lưỡng nhất là toilet dành cho nữ giới.
Ngày nay, khi bạn qua xứ hoa anh đào du lịch thì sẽ có nhiều cơ hội được thử nghiệm chiếc bồn cầu hiện đại như trong hình ở khắp nơi như trung tâm thương mại, siêu thị, sân bay, nhà ga…
Bên cạnh bồn cầu là một thanh điều khiển bao gồm các nút bấm. Một số nơi, do phòng vệ sinh hẹp, bảng nút gắn trên tường ngay tầm nhìn cùa mình khi ngồi, ở bên trái hoặc phải. Bạn có thể chọn lựa các chức năng xịt, rửa trước, rửa sau. Điều chỉnh tốc độ nước xịt mạnh hay yếu. Điều chỉnh nhiệt độ nước nóng, ấm lạnh. Điều chỉnh tia nước nhỏ hay lớn. Có những ống với độ dài, độ lớn nhỏ khác nhau và di chuyển được, các ống này sẽ vươn ra hay thu vào theo mức độ mình chọn lựa để xịt đúng chỗ cần xịt một cách chính xác và hiệu quả nhất.
Khi bạn bấm nút "Dừng" thì cái ống sẽ tự động rút vào bên trong, nên rất sạch sẽ và vệ sinh.
Ngoài ra, bồn cầu hiện đại của Nhật còn có chức năng sưởi ấm nên vào mùa đông, khi ta ngồi xuống sẽ không bị lạnh mông.
Bên cạnh những chức năng cơ bản đó, nhiều cái bồn còn có những chức năng khác như: sấy khô sau khi rửa, rồi massage mông bằng tia nước hay chế độ tạo âm thanh gây tiếng ồn,...
Ở trên thanh điều khiển có nốt nhạc. Mình có thể bấm nút và điều chỉnh âm lượng . Âm thanh này mục đích là làm che đi những âm thanh nhạy cảm lúc mình đi vệ sinh có thể gây khó chịu cho người khác nếu họ tình cờ nghe thấy.
Thực sự sau này mới biết mục đích của nút âm nhạc. Lúc đầu cứ nghĩ khi phải ngồi lâu trong phòng vệ sinh, mình bật nút nhạc nghe cho vui . Hì hì
Ngoài ra, trong phòng vệ sinh thường có đặt hoa, tinh dầu và những vật trang trí. Mục đích biến nơi đây thành nơi dễ chịu nhất trong cuộc sống mình.
Thực sự phòng vệ sinh cũng là một điều lớn lao đáng học hỏi.
Phòng vệ sinh dành cho nữ Morizou guest house, Osaka.
Các dung dịch tắm gội được đặt trên kệ
Lavabo rửa tay nằm trên bồn chứa nước để tận dụng nước thải
Bên cạnh những chức năng cơ bản đó, nhiều cái bồn còn có những chức năng khác như: sấy khô sau khi rửa, rồi massage mông bằng tia nước hay chế độ tạo âm thanh gây tiếng ồn,...
Ở trên thanh điều khiển có nốt nhạc. Mình có thể bấm nút và điều chỉnh âm lượng . Âm thanh này mục đích là làm che đi những âm thanh nhạy cảm lúc mình đi vệ sinh có thể gây khó chịu cho người khác nếu họ tình cờ nghe thấy.
Thực sự sau này mới biết mục đích của nút âm nhạc. Lúc đầu cứ nghĩ khi phải ngồi lâu trong phòng vệ sinh, mình bật nút nhạc nghe cho vui . Hì hì
Ngoài ra, trong phòng vệ sinh thường có đặt hoa, tinh dầu và những vật trang trí. Mục đích biến nơi đây thành nơi dễ chịu nhất trong cuộc sống mình.
Thực sự phòng vệ sinh cũng là một điều lớn lao đáng học hỏi.
Phòng tắm xinh xinh trong Morizou guest house, Osaka.
Phòng vệ sinh dành cho nữ Morizou guest house, Osaka.
Các dung dịch tắm gội được đặt trên kệ
Lavabo rửa tay nằm trên bồn chứa nước để tận dụng nước thải
P/s: Nhân viết chuyện này, xem thêm cái này cũng thú vị lắm
https://www.facebook.com/notes/ph%C6%B0%C6%A1ng-%C4%91o%C3%A0n/culture-shock-hay-t%E1%BA%A1i-sao-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-m%E1%BB%B9-%C4%91i-%E1%BB%8B-xong-kh%C3%B4ng-r%E1%BB%AFa-%C4%91%C3%ADt-/10153791483949407/
No comments:
Post a Comment