RƯỜM RÀ CHUYỆN CÁI BÁNH DÀY
Thời vua Hùng, chàng Lang Liêu thắng cuộc trong hội thi làm các món ăn để cúng trời đất, tổ tiên trong ngày tết đầu năm mới với hai thứ bánh ngon lành và đầy ý nghĩa là bánh chưng và bánh dày.
Chuyện tiếp theo, đọc sách thấy là Nàng Út của vua muốn có một thứ bánh mới. Mà phải vừa dày, vừa chưng cơ.
Cô nàng lắm chiêu bèn lấy cái bánh dày bọc lấy nhân cái bánh chưng.
Rồi cô lại gói 2 thứ bánh chưng và bánh dày này với kích thước nhỏ xíu, xinh xinh. (Hồi trước Lang Liêu gói to đùng (đàn ông luôn thích to bự )
Thứ bánh mới này nàng Út lại quậy tiếp bằng cách bắt hình dáng nó thay đổi. Cái thì tròn, cái thì vuông, cái thì tam giác. Cái có gói lá, cái thì không. Và nhỏ nhỏ xinh xinh. Cầm mềm mại, vừa tay . Khi cắn nhìn cũng thanh tao hơn.
Rồi thì...
Bao nhiêu điều thay đổi.
Bao nhiêu thứ bánh sang trọng ra đời.
Nhưng cái bánh chưng bánh dày gắn liền với sự tích “trời tròn, đất vuông” vẫn cứ còn đó, vẹn nguyên hương vị quyến rũ xưa.
Từ Nam chí Bắc, mỗi miền sẽ có những biến tấu khác nhau. Nhưng
cái thơm ngon, dẻo mềm của nếp của đậu, của thịt, của hành cũng không khác nhau là mấy.
Bánh dày có thể kẹp chả, có thể nhân thịt, có thể nhân đậu xanh chấm muối mè.
Còn xứ Quảng của nhà mình, bánh dày nhân đậu xanh mặn phủ ít mè rang trắng, nhìn quá xinh và ăn thì quá ngon.
Có người gọi đây là bánh ít mặn.
Gì cũng được.
Tên gọi sao cũng được. Chỉ biết là nó từ bột nếp thơm mà ra thôi.
Mình nghĩ cách làm của nó đơn giản hơn bánh ít lá gai lừng danh Phố Hội rất nhiều. Mà ăn thì thanh tao hơn bội phần.
No comments:
Post a Comment