Sunday, November 25, 2018

Chuyện shadow của Bảo 2018


Bảo viết thư về chuyện shadow. Thật tuyệt vì mẹ được học hỏi thêm nhiều điều. Vui vì con rất là tiến bộ. 

He he, đọc thư Bảo là không có chi vui sướng cho bằng. 
Bảo có lối viết chân thật, hồn nhiên. 
Mẹ cám ơn Bảo nghe

1/ Mẹ mang thai 32 tuần, bị nhiểm trùng. Em bé ỉa trong bụng mẹ. Em bé bị chấn động. Bảo không nhớ em bé bị chấn động vì lý do khác nên ỉa hay vì ỉa nên bị chấn động.

Thật quá hay khi biết được điều này mà chưa từng học Y khoa. Đúng Y khoa Mỹ nhất thế giới là vì thế. 
Em bé ở trong bụng mẹ thường 36 đến 38 tuần thì xem như đủ tháng để ra đời. Mọi hoạt động cơ bản của bé là đã hoàn chỉnh. 
Ở tuần 32, còn thiếu một chút tháng, hẳn là bé bị một chấn động nào đó làm cho bé không ổn lắm. Gây ra hiện tượng ỉa sớm. (chắc đau bụng ỉa chảy đó 😀😀 )
Việc ỉa trong bụng là bất thường (lẽ ra , ra ngoài mới ỉa phân su : phân màu xanh đen). Phân này gây nhiễm trùng môi trường nước ối của bào thai. 
Thật là không hay chút nào vì bé ỉa bậy như thế . Vậy là  có thể phải rời mẹ sớm hơn. 😢

2/Em bé có lỗ lủng trong ruột già. Bảo không nhớ vì sao.  Trên thành ruột có một số lỗ màu đen đen mờ mờ, khó nhận ra. ray phải chụp hình vừa trươcs mặt vừa bên hông, nhiều khía cạnh để bắt được những chi tiết này. Bà Bs kể một trong những Nurse practitioner là người đã nhận ra chi tiết bất thường này và đã báo cho bà và mọi người biết. 
Ô , vì sao bị lủng ruột ? Ô, tội quá. Khả năng bé bị nhiễm vi khuẩn gì đó. Cũng may là đã phát hiện. Hy vọng họ xử lý tốt, chứ không thì nguy tính mạng.  

3/Em bé có ống dẫn thức ăn bị đút nhầm vào phổi (trachae) chứ không phải bụng. (esophagus). May thay X ray mới phát hiện ra, người ta chưa cho sữa chảy vào phổi của em bé. Bà bs nói việc này rất hiếm. Bà nói trong suốt 16 năm bà hành nghề, mới gặp 4 lần bị đặt nhầm ống dẫn đồ ăn.  

Ôi, may chưa. Phát hiện sớm chứ không thì nguy hiểm . 
Cực kỳ hiếm. Ai mà sơ suất quá. Thông thường khi đặt ống thông thức ăn hay đặt ông thông để thở, luôn có những test kiểm  tra ngay sau đặt chứ không thì nhầm. 
Người lớn cũng dễ nhầm huống chi là các ống khí quản và thực quản trẻ nhỏ, nhỏ chút xíu. 

4/Em bé bị khiếm khuyết tim bẩm sinh: Double Outlet Ventricle. Em bé bình thường có ống dẫn máu đỏ với máu xanh hai bên tim khác nhau nhưng em bé bệnh này hai ống dẫn chung vào một chỗ. 
Bệnh tim bẩm sinh. Gọi là thông liên thất .
Cũng thường gặp
Thường mình sẽ có 2 dòng máu: Xanh đen chứa nhiều carbonic từ các cơ quan trong cơ thể về tim, để thực hiện trao đổi khí. Máu trở nên giàu oxy hơn, quay về lại các cơ quan để nuôi cơ thể. 
Vì lý do hai bế chứa của tim (tâm thất) bị bất thường nên lẫn lộn và không thể thực hiện hoàn chỉnh việc trao đổi khí. Oxy và carbonic sẽ lẫn lộn. 
Hai dòng máu lẫn lộn làm giảm hiệu quả tưới máu. Bé sẽ không đủ Oxy nuôi dưỡng cơ thể  . Hic , bé sẽ tím tái khó thở....

5/Mẹ mang thai 23 tuần, đang đi vắng nhà out of town thì đột ngột bị bệnh nặng, cao huyết áp. Bây giờ không thể về nhà được, phải ở lại bệnh viện tại 5-6 tháng.  Bs chẩn đoán là bệnh preclampsia. Nguy hiểm tính mạng.
Rất nguy hiểm , có thể thai nhi sẽ chết.  
Ngoài ra, em bé còn nằm sai vị trí, đít hướng về lỗ chui ra.
 Đây là thai ngược. Khi sinh sẽ khó hơn. 
Khi sinh phải mổ. Một là phải mổ đẻ sớm--> nguy hiểm tính mạng em bé vì còn sớm quá (50% khả năng sống). Hai là chờ em bé lớn một chút rồi mổ--> nguy hiểm tính mạng mẹ. Mẹ đòi mổ trễ vì muốn bảo vệ con, còn chồng muốn mổ sớm vì muốn bảo vệ mẹ. Chỉ cần khoảng 2 tuần nữa thôi là khả năng sống của em bé sẽ là 80%.
Nên bà mẹ thường phải được giữ lại bệnh viện để theo dõi sát.  Sẽ can thiệp ngay khi có nguy cơ xảy ra. 
Gia đình việt nam. Người thông dịch có vẻ dở, bà bác sĩ cảm thấy vậy khi đang nói chuyện với bênh nhân (vd nhiều khi bà nói nhiều mà ngừoi thông dịch nói ít), nên bà thấy không an tâm lắm. Người thông dịch không cần có bằng cấp y tế. 
Những chuyện dịch này , Bảo Thảo làm 30 giây. Sau này có cơ hội đăng ký làm thêm 

Bác sĩ cần phải biết cách quyết định. Làm bác sĩ neonatologist có sự đặc biệt là bệnh nhân (em bé) không bao giờ có khả năng tự quyết định cho bản thân. Phải dựa vào quyết định của cha mẹ. Đôi khi cha mẹ có ý kiến khác nhau; phức tạp hơn là khi cha mẹ không phải là vợ chồng...

Thật ra phải tôn trọng ý kiến cha mẹ. Nhưng bác sĩ phải cho họ rõ mọi vấn đề nguy cơ có thể xảy ra. Khi có vấn đề nặng phải quyết định đúng cách.  
Làm bác sĩ khó lắm vì liên quan ngàn ngàn vấn đề. Toàn những vấn đề sinh tử

Mỗi khoa có những ngôn ngữ, viết tắt khác nhau. Ví dụ bác sĩ nhi sẽ không hiểu ngôn ngữ của bác sĩ mắt.  
Chính xác . Nhưng thường thì tất cả bác sĩ đều được học qua tất cả nên họ cũng nắm được thuật ngũ nhiều. Chỉ những gì chuyên sâu mới không được thôi. 

Bảo theo bác sĩ vào phòng mổ đẻ một lần, mặc áo choàng và mũ vào.
Wow, vui quá hé .  
Bình thuonwfg bác sĩ không cần có mặt khi sinh, tuy nhiên em bé này có chẩn đoán bị bệnh tim nên bác sĩ mới vào. Em bé này sinh đủ ngày, nhìn to xác, khoẻ mạnh như thường. Nhưng bị bệnh tim. Vì thế phải ở lại bệnh viên. Bà mẹ sinh khá nhanh và có vẻ không đau đớn. Bảo vào thì thấy nhân viên y tá đếm 1,2,3... 3,2,1... một cách điềm tĩnh, sau đó Bảo nghe em bé khóc. Em bé được bưng qua một cái giường mới có đèn chiếu bên trên cho ấm. Nhân viên lau sạch sẽ em bé và kẹp nhau thai lại. Em bé đang cảm thấy khó chịu vì phải bắt đầu thở trong khi trước đó thì không cần thở. Bác sĩ kiểm tra em bé một xí rồi thôi. Em bé sau đó được đưa lên phòng bệnh nhi.
Hì hì, Bảo thật là may mắn và tài tình. 
Bác sĩ cho Bảo shadow thật là tốt .  

Bác sĩ đi lại trong hành lang thường xuyên để nói chuyện với niheefu người và để thăm bệnh nhân. Khi Bảo hỏi bác sĩ về một bệnh nhân nào đó thì bacs sĩ đợi về văn phòng bà rồi trả lời. Bà nói khi đi lại ngoài hành lang thì nên tránh những thông tin riêng tư của bệnh nhân: tên , ngày sinh, chi tiết của một căn bệnh nghiêm trọng (ví dụ xuất huyết não) thông tin hay gây kiến nghị (mẹ nhiễm HIV), nếu bênh nhân là dân tộc thiểu số thì thông tin quê quán của họ. Một thông tin nhỏ thôi cũng có thể gây nhiều xôn xao nếu người khác nghe được.  
Đúng rồi. Có những thông tin  bệnh nhân cũng có thể gọi là bí mật. Không được quyền tiết lộ thông tin bệnh nhân cho bất cứ ai không có trách nhiệm . Điều này nằm trong lời thề . 

-Các bệnh nhân ở đây khi vào khám bệnh viện đã được nói trước đây  bệnh viên liên kết với trường học nên sẽ có nhiều học sinh tới shadow, học hỏi. Bệnh nhân được phép từ chối, tuy nhiên không thể đòi bác sĩ lành nghề khám hoài được vì phải để cho những resident, bác sĩ mới học tập nữa. Những trường hợp này thì bác sĩ sẽ đảm bảo với bệnh nhân là sẽ giám hộ bác sĩ mời. 
Đúng rồi. Chẳng ai thích sinh viên hay bác sĩ trẻ  khám bệnh hay hỏi bệnh cả . Họ cũng có quyền từ chối. Nhưng bác sĩ cũng có quyền từ chối đề nghị của họ. 

Bảỏ nghe bà bác sĩ trò chuyện với các nhân viên khác về trải nghiệm chọn khoa của bà: Bà nói nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của bà.

 - Trải nghiệm rotation. Hồi đó bà gặp một bác sĩ khoa mổ rất hung hăng (kiểu nạt nộ quăng dao kéo) nên làm bà không thích học thành bác sĩ mổ. Bà gặp một bác sĩ khoa sinh nở tốt tính hơn nên thích hơn.
- Bà không thích học ngành mắt vì bà thấy con mắt nhìn ghê ghê.  
- Bà học ngành Neonatology vì con bà bị bệnh tim bẩm sinh. Bà có con trong lúc học medical school. Nghe thật khó khăn nhưng bà nói đây là lựa chọn của bà. Một vài tháng sau khi sinh thì con bà bệnh nặng, lúc đó mới biét có bệnh tim. Lúc đó bà cảm thấy tội lỗi lắm, không hiểu vì sao lại phát hiện trễ như vậy.  Bà hiểu người mẹ thường đổ lỗi cho bản thân vì những bênh tình của em bé.
-Một cô bác sĩ pediatrician khác kể là do tính tình cô vui vẻ nhí nhảnh nên nhiều người hay gán nhãn bác sĩ nhi, nên từ đó cũng ngấm vào người luôn. 
Thường thì ảnh hưởng ban đầu tác động rất lớn đến chọn lựa của mình. Ví dụ Bảo thích học mắt do có mẹ l;àm mắt. Nhưng đi thiện nguyện shadow gặp bà bác sĩ hi tự nhiên thích nhi. Hi hi, bởi vậy nên biết nhiều khoa để có sự lựa chọn chính xác hơn.  

Một trong những người con của bà lớn lên trong thời gian bà đang học residency. Bà kể chắc con bà do thấy trong quãng thời gian này bà học hành khổ sở quá nên sau này không thích học thành bác sĩ. Vì giỏi vẽ nên học thiết kế hội hoạ. Hì hì , chuyện này cũng thường gặp lắm. 

Nói chung bác sĩ nhiều việc, bận rộn, công việc hằng ngày cũng khá quanh quẩn. 
Thực sự thì không ngày nào giống ngày nào đâu. Không quanh quẩn lắm đâu. 
Bệnh nhân muôn màu. Đi sâu mới nhận ra được.  

Bà vui vẻ nói bà sẵn sòn cho contact information nếu sau này Bảo cần reference để shadow bác sĩ khác. Hiện tại Bảo chưa cần thêm shadow nên Bảo chưa hỏi thêm chi.
Bác sĩ này thật sự nhiệt tình và rất tốt. Mình cứ giữ quan hệ thôi. Có dịp sẽ nhờ. 

Chúc mừng Bảo có kỳ shadow quá phong phú. 
Chúc mừng con có thêm vài kiến thức , vượt quá hình dung của mẹ. 

Thương nhiều  

No comments:

Post a Comment