Tuesday, November 27, 2018

THÔNG KHÔNG CÔ ĐƠN



Đà lạt có một vùng dễ thương mang tên là Thông cô đơn ở Hồ Suối Vàng

Mình tới Hồ Suối Vàng mà đã không đến Thông cô đơn. 
Nghe đâu rằng có một cây thông cô đơn sừng sững, đơn độc giữa một khung cảnh nên thơ, trước mặt là hồ nước, sau lưng là rừng thông xanh bạt ngàn. 
Thật là tiếc một background đẹp để ghi dấu ghê.
Nhưng thôi, mình cũng không vui với bất kể là sự cô đơn gì. 
Với mình, mọi sự cô đơn nên thay đổi.
Chắc đề nghị Đà Lạt trồng thêm thông nhiều ở đó, để thông không còn cô đơn. 












Monday, November 26, 2018

VỀ NHÀ ĂN CƠM.




Qua rồi cái thời sắm sửa se sua cho bằng người ta. 
Qua rồi cái thời đi đâu cũng check in cho được cái khách sạn 4,5 sao, chứng minh đẳng cấp mình bằng những bữa tối ở những nhà hàng 5 sao huyền thoại.
Qua rồi cái thời, …
Qua rồi…
Qua rất nhiều thứ. 
Giờ, một ngôi nhà phong cách tối giản, một buổi sáng an yên bên hàng cây xanh lá, một bữa ăn lành mạnh đã là hạnh phúc quá lớn lao rồi.
Bắt gặp cuốn VỀ NHÀ ĂN CƠM của Đức Nguyễn, một chef trẻ măng, mình thấy thật thú vị
Không phải là cuốn sách hay tới mức mình phải review hay giới thiệu cùng mọi người, mà VỀ NHÀ ĂN CƠM tới với mình như một thông điệp chính thức cho một lifestyle mình đang theo đuổi.






Sunday, November 25, 2018

Chuyện shadow của Bảo 2018


Bảo viết thư về chuyện shadow. Thật tuyệt vì mẹ được học hỏi thêm nhiều điều. Vui vì con rất là tiến bộ. 

He he, đọc thư Bảo là không có chi vui sướng cho bằng. 
Bảo có lối viết chân thật, hồn nhiên. 
Mẹ cám ơn Bảo nghe

1/ Mẹ mang thai 32 tuần, bị nhiểm trùng. Em bé ỉa trong bụng mẹ. Em bé bị chấn động. Bảo không nhớ em bé bị chấn động vì lý do khác nên ỉa hay vì ỉa nên bị chấn động.

Thật quá hay khi biết được điều này mà chưa từng học Y khoa. Đúng Y khoa Mỹ nhất thế giới là vì thế. 
Em bé ở trong bụng mẹ thường 36 đến 38 tuần thì xem như đủ tháng để ra đời. Mọi hoạt động cơ bản của bé là đã hoàn chỉnh. 
Ở tuần 32, còn thiếu một chút tháng, hẳn là bé bị một chấn động nào đó làm cho bé không ổn lắm. Gây ra hiện tượng ỉa sớm. (chắc đau bụng ỉa chảy đó 😀😀 )
Việc ỉa trong bụng là bất thường (lẽ ra , ra ngoài mới ỉa phân su : phân màu xanh đen). Phân này gây nhiễm trùng môi trường nước ối của bào thai. 
Thật là không hay chút nào vì bé ỉa bậy như thế . Vậy là  có thể phải rời mẹ sớm hơn. 😢

2/Em bé có lỗ lủng trong ruột già. Bảo không nhớ vì sao.  Trên thành ruột có một số lỗ màu đen đen mờ mờ, khó nhận ra. ray phải chụp hình vừa trươcs mặt vừa bên hông, nhiều khía cạnh để bắt được những chi tiết này. Bà Bs kể một trong những Nurse practitioner là người đã nhận ra chi tiết bất thường này và đã báo cho bà và mọi người biết. 
Ô , vì sao bị lủng ruột ? Ô, tội quá. Khả năng bé bị nhiễm vi khuẩn gì đó. Cũng may là đã phát hiện. Hy vọng họ xử lý tốt, chứ không thì nguy tính mạng.  

3/Em bé có ống dẫn thức ăn bị đút nhầm vào phổi (trachae) chứ không phải bụng. (esophagus). May thay X ray mới phát hiện ra, người ta chưa cho sữa chảy vào phổi của em bé. Bà bs nói việc này rất hiếm. Bà nói trong suốt 16 năm bà hành nghề, mới gặp 4 lần bị đặt nhầm ống dẫn đồ ăn.  

Ôi, may chưa. Phát hiện sớm chứ không thì nguy hiểm . 
Cực kỳ hiếm. Ai mà sơ suất quá. Thông thường khi đặt ống thông thức ăn hay đặt ông thông để thở, luôn có những test kiểm  tra ngay sau đặt chứ không thì nhầm. 
Người lớn cũng dễ nhầm huống chi là các ống khí quản và thực quản trẻ nhỏ, nhỏ chút xíu. 

4/Em bé bị khiếm khuyết tim bẩm sinh: Double Outlet Ventricle. Em bé bình thường có ống dẫn máu đỏ với máu xanh hai bên tim khác nhau nhưng em bé bệnh này hai ống dẫn chung vào một chỗ. 
Bệnh tim bẩm sinh. Gọi là thông liên thất .
Cũng thường gặp
Thường mình sẽ có 2 dòng máu: Xanh đen chứa nhiều carbonic từ các cơ quan trong cơ thể về tim, để thực hiện trao đổi khí. Máu trở nên giàu oxy hơn, quay về lại các cơ quan để nuôi cơ thể. 
Vì lý do hai bế chứa của tim (tâm thất) bị bất thường nên lẫn lộn và không thể thực hiện hoàn chỉnh việc trao đổi khí. Oxy và carbonic sẽ lẫn lộn. 
Hai dòng máu lẫn lộn làm giảm hiệu quả tưới máu. Bé sẽ không đủ Oxy nuôi dưỡng cơ thể  . Hic , bé sẽ tím tái khó thở....

5/Mẹ mang thai 23 tuần, đang đi vắng nhà out of town thì đột ngột bị bệnh nặng, cao huyết áp. Bây giờ không thể về nhà được, phải ở lại bệnh viện tại 5-6 tháng.  Bs chẩn đoán là bệnh preclampsia. Nguy hiểm tính mạng.
Rất nguy hiểm , có thể thai nhi sẽ chết.  
Ngoài ra, em bé còn nằm sai vị trí, đít hướng về lỗ chui ra.
 Đây là thai ngược. Khi sinh sẽ khó hơn. 
Khi sinh phải mổ. Một là phải mổ đẻ sớm--> nguy hiểm tính mạng em bé vì còn sớm quá (50% khả năng sống). Hai là chờ em bé lớn một chút rồi mổ--> nguy hiểm tính mạng mẹ. Mẹ đòi mổ trễ vì muốn bảo vệ con, còn chồng muốn mổ sớm vì muốn bảo vệ mẹ. Chỉ cần khoảng 2 tuần nữa thôi là khả năng sống của em bé sẽ là 80%.
Nên bà mẹ thường phải được giữ lại bệnh viện để theo dõi sát.  Sẽ can thiệp ngay khi có nguy cơ xảy ra. 
Gia đình việt nam. Người thông dịch có vẻ dở, bà bác sĩ cảm thấy vậy khi đang nói chuyện với bênh nhân (vd nhiều khi bà nói nhiều mà ngừoi thông dịch nói ít), nên bà thấy không an tâm lắm. Người thông dịch không cần có bằng cấp y tế. 
Những chuyện dịch này , Bảo Thảo làm 30 giây. Sau này có cơ hội đăng ký làm thêm 

Bác sĩ cần phải biết cách quyết định. Làm bác sĩ neonatologist có sự đặc biệt là bệnh nhân (em bé) không bao giờ có khả năng tự quyết định cho bản thân. Phải dựa vào quyết định của cha mẹ. Đôi khi cha mẹ có ý kiến khác nhau; phức tạp hơn là khi cha mẹ không phải là vợ chồng...

Thật ra phải tôn trọng ý kiến cha mẹ. Nhưng bác sĩ phải cho họ rõ mọi vấn đề nguy cơ có thể xảy ra. Khi có vấn đề nặng phải quyết định đúng cách.  
Làm bác sĩ khó lắm vì liên quan ngàn ngàn vấn đề. Toàn những vấn đề sinh tử

Mỗi khoa có những ngôn ngữ, viết tắt khác nhau. Ví dụ bác sĩ nhi sẽ không hiểu ngôn ngữ của bác sĩ mắt.  
Chính xác . Nhưng thường thì tất cả bác sĩ đều được học qua tất cả nên họ cũng nắm được thuật ngũ nhiều. Chỉ những gì chuyên sâu mới không được thôi. 

Bảo theo bác sĩ vào phòng mổ đẻ một lần, mặc áo choàng và mũ vào.
Wow, vui quá hé .  
Bình thuonwfg bác sĩ không cần có mặt khi sinh, tuy nhiên em bé này có chẩn đoán bị bệnh tim nên bác sĩ mới vào. Em bé này sinh đủ ngày, nhìn to xác, khoẻ mạnh như thường. Nhưng bị bệnh tim. Vì thế phải ở lại bệnh viên. Bà mẹ sinh khá nhanh và có vẻ không đau đớn. Bảo vào thì thấy nhân viên y tá đếm 1,2,3... 3,2,1... một cách điềm tĩnh, sau đó Bảo nghe em bé khóc. Em bé được bưng qua một cái giường mới có đèn chiếu bên trên cho ấm. Nhân viên lau sạch sẽ em bé và kẹp nhau thai lại. Em bé đang cảm thấy khó chịu vì phải bắt đầu thở trong khi trước đó thì không cần thở. Bác sĩ kiểm tra em bé một xí rồi thôi. Em bé sau đó được đưa lên phòng bệnh nhi.
Hì hì, Bảo thật là may mắn và tài tình. 
Bác sĩ cho Bảo shadow thật là tốt .  

Bác sĩ đi lại trong hành lang thường xuyên để nói chuyện với niheefu người và để thăm bệnh nhân. Khi Bảo hỏi bác sĩ về một bệnh nhân nào đó thì bacs sĩ đợi về văn phòng bà rồi trả lời. Bà nói khi đi lại ngoài hành lang thì nên tránh những thông tin riêng tư của bệnh nhân: tên , ngày sinh, chi tiết của một căn bệnh nghiêm trọng (ví dụ xuất huyết não) thông tin hay gây kiến nghị (mẹ nhiễm HIV), nếu bênh nhân là dân tộc thiểu số thì thông tin quê quán của họ. Một thông tin nhỏ thôi cũng có thể gây nhiều xôn xao nếu người khác nghe được.  
Đúng rồi. Có những thông tin  bệnh nhân cũng có thể gọi là bí mật. Không được quyền tiết lộ thông tin bệnh nhân cho bất cứ ai không có trách nhiệm . Điều này nằm trong lời thề . 

-Các bệnh nhân ở đây khi vào khám bệnh viện đã được nói trước đây  bệnh viên liên kết với trường học nên sẽ có nhiều học sinh tới shadow, học hỏi. Bệnh nhân được phép từ chối, tuy nhiên không thể đòi bác sĩ lành nghề khám hoài được vì phải để cho những resident, bác sĩ mới học tập nữa. Những trường hợp này thì bác sĩ sẽ đảm bảo với bệnh nhân là sẽ giám hộ bác sĩ mời. 
Đúng rồi. Chẳng ai thích sinh viên hay bác sĩ trẻ  khám bệnh hay hỏi bệnh cả . Họ cũng có quyền từ chối. Nhưng bác sĩ cũng có quyền từ chối đề nghị của họ. 

Bảỏ nghe bà bác sĩ trò chuyện với các nhân viên khác về trải nghiệm chọn khoa của bà: Bà nói nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của bà.

 - Trải nghiệm rotation. Hồi đó bà gặp một bác sĩ khoa mổ rất hung hăng (kiểu nạt nộ quăng dao kéo) nên làm bà không thích học thành bác sĩ mổ. Bà gặp một bác sĩ khoa sinh nở tốt tính hơn nên thích hơn.
- Bà không thích học ngành mắt vì bà thấy con mắt nhìn ghê ghê.  
- Bà học ngành Neonatology vì con bà bị bệnh tim bẩm sinh. Bà có con trong lúc học medical school. Nghe thật khó khăn nhưng bà nói đây là lựa chọn của bà. Một vài tháng sau khi sinh thì con bà bệnh nặng, lúc đó mới biét có bệnh tim. Lúc đó bà cảm thấy tội lỗi lắm, không hiểu vì sao lại phát hiện trễ như vậy.  Bà hiểu người mẹ thường đổ lỗi cho bản thân vì những bênh tình của em bé.
-Một cô bác sĩ pediatrician khác kể là do tính tình cô vui vẻ nhí nhảnh nên nhiều người hay gán nhãn bác sĩ nhi, nên từ đó cũng ngấm vào người luôn. 
Thường thì ảnh hưởng ban đầu tác động rất lớn đến chọn lựa của mình. Ví dụ Bảo thích học mắt do có mẹ l;àm mắt. Nhưng đi thiện nguyện shadow gặp bà bác sĩ hi tự nhiên thích nhi. Hi hi, bởi vậy nên biết nhiều khoa để có sự lựa chọn chính xác hơn.  

Một trong những người con của bà lớn lên trong thời gian bà đang học residency. Bà kể chắc con bà do thấy trong quãng thời gian này bà học hành khổ sở quá nên sau này không thích học thành bác sĩ. Vì giỏi vẽ nên học thiết kế hội hoạ. Hì hì , chuyện này cũng thường gặp lắm. 

Nói chung bác sĩ nhiều việc, bận rộn, công việc hằng ngày cũng khá quanh quẩn. 
Thực sự thì không ngày nào giống ngày nào đâu. Không quanh quẩn lắm đâu. 
Bệnh nhân muôn màu. Đi sâu mới nhận ra được.  

Bà vui vẻ nói bà sẵn sòn cho contact information nếu sau này Bảo cần reference để shadow bác sĩ khác. Hiện tại Bảo chưa cần thêm shadow nên Bảo chưa hỏi thêm chi.
Bác sĩ này thật sự nhiệt tình và rất tốt. Mình cứ giữ quan hệ thôi. Có dịp sẽ nhờ. 

Chúc mừng Bảo có kỳ shadow quá phong phú. 
Chúc mừng con có thêm vài kiến thức , vượt quá hình dung của mẹ. 

Thương nhiều  

Friday, November 23, 2018

NHÀ THỜ CAM LY - ĐÀ LẠT


Nhà thờ Cam Ly hay còn gọi là Nhà thờ Sơn Cước do linh mục Boutary, người Pháp, khởi công xây dựng trong 6 năm từ 1960-1968. phục vụ chủ yếu cho người dân tộc thiểu số
Tôi tới đây vào buổi chiều.
Nhà thờ nằm trong khuôn viên của trường dạy lái xe. Mà chính xác hơn có lẽ người ta đã sử dụng toàn bộ khuôn viên nhà thờ để làm trường dạy lái. Phần nhà thờ còn lại thật vô cùng khiêm tốn.
Chiếc cổng đơn sơ nhỏ xíu được khóa lại. Sau khi thăm hỏi mình được 1 xơ Mến Thánh giá ở gần đó nhiệt tình mở nhà thờ cho mình vào. Xơ cho biết nhà thờ vẫn có Thánh lễ hàng ngày vào buổi sáng. 
Đây là một ngôi nhà thờ độc đáo với sự kết hợp hài hòa giữa nhà rông truyền thống của các dân tộc thiểu số với kiến trúc phương tây . Hai mái nhà thờ cách điệu cao dốc lợp bằng ngói. Các ô kính màu tam giác, chữ nhật phối màu hài hòa mang lại ánh sáng tự nhiên cho toàn nhà thờ. 
Ở tiền sảnh có hình hai con thú: con cọp tượng trưng cho sức mạnh; con chim phượng hoàng tượng trưng cho sự thông thái. Người dân tộc cảm thấy an toàn khi có con cọp canh gác gần đó và con chim phượng hoàng cảnh báo từ xa. Và họ cũng tin rằng bản năng hoang dã của con cọp khi được hoàn thiện bởi Thiên Chúa, sẽ trở nên khôn ngoan như chim phượng hoàng. 
Nhà thờ Cam Ly như một bức tranh trầm trong không gian bình yên, mộc mạc. Và những đường nét nghệ thuật của nó đủ để thu hút bất cứ ai yêu thích kiến trúc văn hóa nơi thành phố Đà Lạt ngàn hoa này.
Bạn lên google để đọc thêm về ngôi nhà thờ đơn sơ này nha.







Wednesday, November 21, 2018

NHÀ THỜ THÁNH TÂM ĐÀ LẠT




Ngôi giáo đường uy nghi trắng tinh nằm ngay trung tâm êm đềm của thành phố Đà lạt, cách nhà thờ Chính Toà Đà lạt không xa là Nhà Thờ Thánh Tâm. 
Với kiến trúc hiện đại mang phong cách châu Âu, màu trắng trang nhã làm chủ đạo, nhà thờ Thánh Tâm được đánh giá là một kiến trúc tuyệt vời không khuyết điểm.
Đây cũng là nhà chính của Tu hội truyền giáo Vinh Sơn. Nên trong khuôn viên rộng lớn của Nhà thờ còn có nhà cho chủng sinh. 
Nhà thờ được xây dựng đầu tiên năm 1928 bởi các chị dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh sơn. 
Năm 1940, các chị dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh sơn chuyển qua nhà Domaine , để lại toàn bộ biệt thự Thánh Tâm này cho các Cha Tu hội Vinh Sơn
Qua nhiều lần thay đổi, đến năm 1993, nhà thờ được đại tu toàn bộ như hiện nay được tiếp tục hoạt động mục vụ giáo dân và đào tạo chủng sinh thuộc Tu hội truyền giáo Vinh Sơn. 
Mình đến đây 2 lần, trong đó có một mùa Giáng sinh. 







Monday, November 19, 2018

CẦU ĐẤT FARM.




Cách trung tâm thành phố Đà lạt độ 30 phút chạy xe, vòng trên những con dốc đèo quanh những ngọn đồi vi vu thông reo, qua thị trấn Cầu đất với những nét mộc mạc xưa cũ trải dài, là mình đã có thể hoà mình trong không gian xanh ngát của trà, cafe Cầu Đất Farm.
Đến đây vào một buổi trưa, nhưng Đà lạt luôn vậy, dịu dàng mơn man se se lạnh, mình tận hưởng cảm giác xanh mát của những đồi trà mênh mông bát ngát.
Ghé thăm Nhà máy trà Cầu Đất. Nhà máy vẫn duy trì hoạt động sản xuất trà và được cấp giấy chứng nhận kỷ lục Việt Nam là “Nhà máy Trà cổ xưa nhất Việt Nam còn hoạt động”.
Tìm hiểu lịch sử cho biết vào năm 1915 Bác sĩ Yersin đã khai hoang nên Đỉnh Hòn Bà tên gọi là Cầu Đất hiện nay, ông đã ươm các cây giống trị bệnh sốt rét canhkina và cây chè. Năm1927 người Pháp thấy được đất đai, khí hậu gió lộng cao trên 1650 m nơi đây thích hợp cho trồng cây trà trên đỉnh đồi này.
Đồi trà được chính thức đưa vào hoạt động, lúc bấy giờ nhà máy sản xuất ra trà đen đưa về Pháp để tiêu thụ và sản xuất ra các nước Châu Âu khác.
Năm 1960 cuộc chiến tranh ở nước ta đi đến đỉnh điểm thực dân Pháp buộc phải tạm dừng tất cả các hoạt động kinh tế ở Đà Lạt Lâm Đồng, sau đó trà Cầu Đất bị các thương gia người Trung quốc chiếm giữ vì thế sản lượng trà ngày một đi xuống dốc.
Sau năm 1975, sở trà chính thức thuộc về sự quản lý của tỉnh Lâm đồng.
Đến năm 2015 Seedcom mua lại sở Cầu đất và đổi tên thành Cầu Đất Farm bắt đầu một bước tiến mới. Dù có chuyển đổi qua bao nhiêu chủ đi chăng nữa thì đồi chè Cầu Đất vẫn giữ nguyên giá trị lịch sử của nó không thay đổi.
Vì ít thời gian nên mình chưa thăm được những khu vực khác của Cầu đất Farm: những trang trại bạt ngàn hoa, quả nổi tiếng. 
Mình sẽ quay lại. Mà chắc Đà lạt cũng mong mình quay lại.  














Saturday, November 17, 2018

NHÀ THỜ ĐA LỘC - ĐÀ LẠT




Tôi nhận ra ngôi nhà thờ Đa lộc nhỏ bé này khi đang đi trên đường từ Đà Lạt về Đơn Dương.

Không nằm trong nhóm những nhà thờ hoành tráng, nhà thờ Đa Lộc khiêm tốn nhỏ bé nhưng rất xinh xắn, với tông màu hồng cam ngọt ngào, mái nghiêng quyến rũ. 
Với số lượng giáo dân 300 người, có giáo xứ nào nhỏ bé dễ thương hơn không ?
Nhà thờ giáo xứ Đa Lộc được xây cất theo kiến trúc tây nguyên, mang hơi hướng của nhà thờ Cam Ly, Đà lạt. Nguyên vật liệu hết sức đơn sơ, vách tường mái tôn. Nhưng không vì thế mà nhà thờ Đa lộc mất vẻ quyến rũ của nó.
Ai đi Đà lạt, đến Cầu Đất Farm, hẳn không thể không nhận ra ngôi nhà thờ mái nghiêng đậm nét Tây nguyên vô cùng ấn tượng này.
Chiều xuống trên đồi thông. 
Đà lạt lạnh dần.
Ráng chiều đỏ in bóng hàng thông trên nền trời bên cạnh ngôi giáo đường lặng lẽ đơn sơ mà ấm áp. 











CỎ HỒNG ĐẦU MÙA ĐÀ LẠT


Cỏ hồng là đặc sản của Đà Lạt những năm gần đây, tên gọi là Muhlenbergia capillaris. Cỏ có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, 
Cứ đến mùa cuối năm khi trời bắt đầu lạnh hơn, loài cỏ này tự chuyển màu hồng xinh đẹp.
Cỏ thấp, mịn như nhung. Những cơn gió đi qua, cỏ như lao xao ríu rít.
Nằm dài trên thảm cỏ hồng, bạn có thể thấy trời rất xanh và mây rất trắng.
Những rặng thông xanh cao vút.
Những chú ngựa lững thững gặm cỏ sớm mai.
Gió mơn man se lạnh
Toàn cảnh dịu dàng của đồi cỏ hồng đầu mùa của Đà lạt là vậy đó.

Tháng 11, lên cỏ hồng đi !!