Saturday, May 6, 2017
Y KHOA : CON ĐƯỜNG CHÔNG GAI ĐẾN CUỐI CUỘC ĐỜI - PHẦN 2
Trước khi nói tiếp về năm học thứ 4,5,6 học Đại học Y, mình lại muốn nói thêm một chút về năm thứ 1,2,3.
Những môn học cơ sở có giờ lý thuyết và giờ thực hành riêng.Giờ lý thuyết thường tập trung khối lớp đông. Nhưng giờ thực hành thì theo nhóm, tổ. Vì vậy mình vẫn có những khoảng thời gian không phải học.
Vẫn có thời gian để thư giãn cho chính mình.
Sử dụng thời gian này như thế nào là tùy từng người.
Có thể học thêm, đọc sách thêm ở thư viện. Phải đọc sách thêm chuyên môn từ các sách tiếng Anh, tiếng Pháp bởi vì tiếng Việt tất nhiên là không đủ. Ngày đó cũng không có công nghệ thông tin nên thư viện là nơi tập trung sách tốt nhất. Sinh viên Y khoa hơn nhau cũng là do biết tranh thủ thời gian tự học như thế.
Vẫn có những người tranh thủ chơi bời mà người ta thường gọi là hội chứng "ngủ quên trên chiến thắng"
Riêng mình thì còn làm việc nhà giúp mẹ và làm thêm kiếm tiền. Nhà nghèo, không đua đòi se sua với bạn bè, mình rất chăm học.
Ngoài giờ học ở trường ở bệnh viện, mình học thêm ngoại ngữ Pháp. Nhờ lớp ngoại ngữ Pháp văn này mà mình gặp được ông xã bây giờ. Đây cũng là một ơn huệ bởi vì mình gặp được người bạn trai tình cách tốt và chăm học, học giỏi từ đầu. Nhờ thế mà tụi mình đã cùng nhau học hành tốt trong những năm sau này.
Anh hơn mình một lớp, thường giúp mình tìm tài tiệu. Những sách gì hay đều tìm cách mượn về cho mình đọc. Hiền lành điềm đạm. Cho tới bây giờ, anh vẫn là nơi nương tựa cho mình, cho gia đình nhỏ của mình. Tạ ơn Trời.
Ôi mình lãng đãng qua tình yêu mất rồi.
Cũng không sao.
Thực sự mà nói một tình yêu tốt đẹp, đầy sự tôn trọng lẫn nhau, sẽ giúp mình rất nhiều trong con đường học vấn.
Mình cũng muốn kể thêm một sự kiện làm mình suýt bỏ học Y khoa.
Năm học thứ 2 Y Khoa là năm bắt đầu vào bệnh viện để học những việc của Y tá và hộ lý như chích thuốc, đo mạch nhiệt huyết áp, lấy máu xét nghiệm, chăm sóc giường cho bệnh nhân, xông tiểu, thụt tháo hậu môn... chứ chưa biết gì về bệnh lý.
Một ngày nọ chợt thấy bác sĩ và sinh viên xúm quanh một giường bệnh, mà mình không biết họ làm gì bệnh nhân. Đứng ở chân giường nhìn và sờ vào đôi chân trắng bệch lạnh toát của bệnh nhân. Cho đến khi mọi người tản ra , mình mới biết bệnh nhân đã chết. Một cảm giác sợ hãi và buồn nôn ập tới. Mình bỏ học 2 ngày và nhất định nói với mẹ: con bỏ học, con thi sư phạm lại. Không học y khoa nữa. Bà mẹ hiền hòa của mình : ừ, nghỉ học đi.
Sau vài ngày, cảm giác qua dần, mình đi học trở lại. Bình thường và học giỏi. Mọi thứ qua.
Khi học năm 3, bạn cần tập trung vào việc thăm khám phát hiện triệu chứng bệnh (symptom) cho đúng với phương châm: học cho chính mình. Thì qua năm 4 với những triệu chứng đó, mình cần học cách tập hợp nó thành những dấu chứng (sign), hội chứng (syndrom) và tổng hợp thành bệnh lý (disease). Bệnh lý và đi đến điều trị (Treatment).
Năm 4, về cơ bản bạn đã là một bác sĩ .
Bạn phải biết thăm khám, khai thác bệnh, chẩn đoán bệnh, cho xét nghiệm để bổ sung chẩn đoán và cuối cùng là điều trị. Tất cả những công việc như vậy mình làm dưới sự quan sát, hướng dẫn, bổ sung, thay đổi, sửa chữa của sinh viên Y 6 và bác sĩ điều trị.
Như vậy bạn có thấy là bệnh nhân được quan sát và được điều trị bởi rất nhiều người. Mà trong đó sinh viên Y3, Y4 là những người cận kề. Như vậy sinh viên Y4 giỏi thì bệnh nhân được nhờ. Hì hì.
Năm thứ 4, mình sẽ học bệnh lý của các khoa Nội Ngoại, Sản , Nhi. Mỗi khoa như vậy sẽ có 2 phần điều trị nội (không mổ xẻ) và điều trị ngoại khoa ( mổ xẻ). Và thời gian của mình gần như gắn bó với bệnh nhân. Buổi sáng, giao ban cùng nhau để nắm được cơ bản bệnh nặng, bệnh mới của khoa phòng. Sau đó thì mỗi người sẽ có phần việc của mình : kiểm tra hồ sơ, khám lại bệnh, ghi chép hồ sơ, đánh giá diễn tiến bệnh, thay đổi hay giữ nguyên y lệnh điều trị.báo cáo cho sinh viên đàn anh và báo cáo bác sĩ khi bác sĩ đi thăm bệnh tại giường. Đây là lúc mỗi người tự báo cáo tình trạng của bệnh nhân mình đang theo dõi cho bác sĩ. Bác sĩ lắng nghe, khám lại và giải thích, giảng dạy cho mình. Ghi chép trên sổ tay bên giường bệnh càng nhanh càng tốt. Ghi cho mình. Tốc ký. nghệch ngoạc. Và chữ xấu đi là bình thường.
Buổi chiều, có thể học ở trường hoặc lại đi bệnh viện. Tối phân công đi trực. Trực cả đêm và ngày mai vẫn học buổi sáng, buổi chiều. Một ngày như mọi ngày trong suốt những năm tháng học Y.
Mình phải tự tìm thời gian thư giãn để cân bằng.
Mình phải rèn luyện sức khỏe để chịu được áp lực công việc và học hành.
Có nhiều người đuối, học yếu đi.
Có nhiều người ở lại lớp.
Có nhiều người bị rối loạn tâm thần. Rất nhiều !
Gầy ốm, mắt trũng sâu và sáng quắc là hình ảnh của sinh viên Y khoa.
Năm thứ 5, mình học tất cả các chuyên khoa lẻ khác : Mắt tai mũi họng, răng hàm mặt, da liễu tâm thần, lây nhiễm, lao, đông y.... Cũng vậy lâm sàng , lý thuyết luôn luôn đi song song. Nhiều người lơ là những môn này bởi vì nghĩ là không quan trọng. Chỉ cần đủ điểm.
Học kỳ 2 của năm thứ 5 và toàn bộ năm 6 lại dành cho việc học và thực hành ở các khoa nội ngoại sản nhi.
Năm thứ 6: hầu như có thể khám bệnh , mổ xẻ và cho điều trị như một bác sĩ thực thụ. Hướng dẫn cho sinh viên Y3,4. Và định hướng sau khi tốt nghiệp 6 năm với mảnh bằng bác sĩ đa khoa , mình sẽ học tiếp cái gì, khoa gì.
6 năm trôi qua, ra trường, về một cơ sở khám bệnh mới: ngơ ngác sợ hãi bởi vì mình phải đối diện một mình với bệnh nhân. Môi trường làm việc không như một bệnh viện lớn , không như ở trường. Sẽ không có ai sửa sai cho mình.
Mình sai, bệnh nhân chịu, mình chịu.
Những áp lực trên bác sĩ mới ra trường rất lớn.
Khuôn mặt còn non nớt , kinh nghiệm bản thân chưa có.
Thực sự có rất nhiều khó khăn.
Nhưng lúc này thì mình đã YÊU NGHỀ.
(còn tiếp)
Vài ảnh mình họa lượm trên net.
Cũng chẳng là gì so với thực tế.
Ngủ lăn trên sàn sau cas mổ
Bệnh nhân nặng thông thường.
Labels:
Chuyện Y
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Đọc blog của mẹ hay!! :D Nội dung của trường học y khoa thì có thể tìm thấy trên mạng dễ dàng, nhưng hành trình của mẹ thì có một không hai! Tuy kh ó nh ưng c ó ba m ẹ h ỗ tr ợ ch ắc s ẽ ổn th ôi.
ReplyDeleteHồi xưa là thời chiến tranh mà mẹ vẫn không quen nhìn thấy người chết hay sao?
M ẹ b ắt đ ầu n ăm 1 tr ư ờng Y l úc m ấy tu ổi ?Bảo chỉ mới vào năm đầu đại học,còn học những môn tổng quát. C òn l âu m ới th ực t ập nh ư m ẹ k ể tr ên đ ây! Chương trình học theo y êu c ầu c ủa tr ư ờng Y c ũng s ẽ c ó nh ững m ôn T oán L ý H óa Sinh v à nh ững m ôn x ã h ội h ọc:
1 year general chemistry with labs
1 year organic chemistry with labs
1 year introductory biology with labs
1 year general physics with labs
1 year english
1-2 quarters of biochemistry
1-2 quarters calculus
1 quarter statistics
1 course in genetics
coursework in the Behavioral Sciences (i.e. psychology, sociology)
coursework in the Social Sciences and Humanities
2 phần mẹ viết là 2 phần sơ lược, tổng quát. Đón đợi những phần sau hí.
ReplyDeleteCon đường học Y không ai giống ai.
Mẹ thấy người chết vì tại nạn, vì chiến tranh với khoảng cách rất xa. Và mình biết đó là một xác chết.
Còn sự việc kia là lần đầu tiên rất gần, chạm vào mà không biết, nên đứng như trời trồng lúc nhận ra. Ọe !!!
Mẹ vào Y khoa năm 19 tuổi. Hơn Bảo 1 tuổi vì có thi rớt 1 năm.
Thanks con nhiều.