Friday, April 23, 2021

BÁNH BÈO XỨ QUẢNG



Trong khi bánh bèo Huế là món ăn chơi dành cho bữa ăn lỡ (bữa xế). Khi mà sau một giấc ngủ ngắn buổi trưa thức dậy, người Huế thấy thèm ăn vặt , một món gì đó . Và Bánh bèo là một trong những sự lựa chọn giữa muôn màu thức ăn chơi thú vị của Huế.

Thì bánh bèo xứ Quảng là khác. Nó là thức ăn để mà ăn no.
Vì sao Huế hay ăn vặt?
Bạn có chú ý là Huế có rất nhiều món ăn vặt bữa lỡ, được chế biến cũng rất là kỳ công không ? Bèo ram ít ướt nậm lọc và chè... . Ui chào là loạn . Món mô món nấy đều nho nhỏ xinh xinh.
Mình nghĩ, người Huế vốn ăn điệu đà. Ăn lấy thơm lấy thảo. Chơ mà không ai ăn lấy no. Ăn no kềnh là không bao giờ có ở người Huế .
Chính vì vậy họ nhanh đói. Đói thì ăn. Ăn thì ăn chút xíu. Chơ ăn nhiều, họ tưởng mình đói ba năm răng ? Câu nói “ con tê, mi ăn chi dữ rứa? Ăn như là đói ba năm rồi rứa mi? “ mà nói cho ai là dị không tưởng được .
Ô, quên, quên! Hôm nay mình giới thiệu bánh bèo xứ Quảng mà lại sa đà qua Huế .
He he !
Quay lại bánh bèo Quảng Nam nghe.
Hay zà!
Người ta nói nếu bánh bèo Huế thanh tao, lịch thiệp bao nhiêu thì bánh bèo Quảng lại thô kệch, chân chất bấy nhiêu.
Biết sao được khi Bánh bèo Quảng để ăn no, đi làm về mần ba chén bánh bèo Quảng là no nê. Còn bánh bèo Huế thì để ăn cho vui. Có thì ăn chơi. Không có thì thôi . Mệ cũng không âu cần chi.
Bánh bèo Quảng thì đổ trong cái chén ăn cơm, bột dày hơn và nhưn thì đặc biệt hơn.
Nhưn được làm từ tôm, thịt nạc, nấm mèo băm nhuyễn cùng với bột tạo nên một hỗn hợp sánh, có màu cam của tôm.
Trước khi ăn thoa đều lên mặt bánh một lớp dầu phộng phi hành, sau đó đổ nhân bánh nóng lên, rắc một ít đậu phụng rang giã nhỏ.
Nước mắm ăn kèm là nước mắm mặn với ớt cay.
Bánh bèo Quảng phải ăn trong chén, xắn từng miếng rồi ăn.
Thời nay, no đủ hơn, nên người ta không làm cái bánh dày dặn bột nữa.
Bánh bèo Quảng cũng đã mỏng hơn, chỉ còn phân nửa ngày xưa. Nhưng mọi thứ khác thì nguyên vẹn.
Sáng nay mình ăn bánh bèo Quảng lai Huế vì nó mỏng hơn. Có thêm ít tóp mỡ. Và mình bỏ ra dĩa mình ăn.
Lại nhớ Huế.
“Trông về quê mẹ “ là như ri đây. Ngồi trong Quảng, ăn món Quảng, uống nước Quảng, vẫn mơ màng nhớ Huế. Nhớ Huế với tất cả niềm thương.

Tuesday, April 20, 2021

NHỮNG NGƯỜI ĐÀN ÔNG KHÔNG CÓ ĐÀN BÀ. Haruki Murakami

-----------
Mình có vài người bạn Nhật Bản, vài người bạn Việt sống lâu năm ở Nhật bản.
Họ rất hay. Họ hay một cách đặc biệt. Họ yêu đời, yêu đất nước, yêu con người. Sống đằm thắm và tử tế...
Và mình yêu mến họ vô cùng
Mình tự hỏi với một nền văn hóa và kinh tế xã hội như Nhật Bản tại sao vẫn có những điều chẳng giống ai. Ví dụ: Tỷ lệ tự tử cao, hình như là cao nhất thế giới.
Mình chủ ý đọc các tác phẩm văn chương của vài tác giả Nhật Bản để hiểu thêm một chút về văn hóa Nhật bản.
Hiểu cũng chưa tới đâu cả.
Nhưng mình vẫn ghi chép để coi sau một thời gian suy nghĩ của mình có thay đổi chi không ?
HARUKI MURAKAMI
Mình đặc biệt thích Haruki Murakami . Mình đọc được vài tác phẩm có tiếng của ông ấy. Thích Rừng Na-Uy , thích Tôi nói gì về chạy bộ ...
Và mình có thể đọc đi đọc lại sách của ông ấy.
Mình thích Haruki.
Thứ nhất bởi vì ông có lối sống rất tích cực mà mình yêu thích.
Ông là nhà văn và là vận động viên marathon cấp thế giới. Ông ấy sống khá là lành mạnh. Mình thích những người đàn ông như thế.
Thứ hai, Haruki có lối viết trầm trầm đúng tính cách Nhật Bản.
Dù vui hay buồn, dù đau hay không đau, ngôn từ của ông cũng dàn trải được một cách tuyệt đẹp tâm tình của người Nhật hiện đại.
NHỮNG NGƯỜI ĐÀN ÔNG KHÔNG CÓ ĐÀN BÀ cũng là một tác phẩm như vậy của Karuki.
Không biết nguyên bản tiếng Nhật, quyển này hình bìa nó như thế nào . Chứ cầm quyển sách dịch Việt ngữ này, nhìn cái bìa là đã thấy cô đơn phát khóc đi được.
Một cái cây.
Một cái xe .
Một cái xe.
Một cái xe.
Một toà nhà.
Một con người.
Một con chó.
Bảy chuyện ngắn, đơn giản như đang giỡn với lối sống bình tĩnh và cô độc của những người đàn ông không có đàn bà. Hay chính xác thì đàn bà chỉ là một điểm tựa gối chăn của họ. Nếu chợt đưa người đàn bà ra khỏi điểm tựa này hầu mong họ trở thành một điểm tựa thú vị hơn, thì người đàn ông... chết chắc.
Đọc qua 7 chuyện, mơ màng hiểu tại sao họ chọn một mình. Và có lẽ cũng một phần hiểu tại sao nhiều người chọn lao vào đường tàu, hay chọn khóa cửa phòng, nằm mãi trên giường; hay chọn ngồi một mình trên đám lá vàng trong rừng sâu rất sâu.
Từ ngày này qua ngày khác.
Từ tháng này qua tháng khác.
——
Nỗi buồn Nhật bản vẫn còn đó thấp thoáng giữa Nhật bản hiện đại, giàu có, kiêu hãnh và đầy tự trọng.
——-
Mua tháng 1; đọc xong tháng 4/2021. Mất 7 ngày để viết cái rì viu này.

ĐỨC PHẬT VÀ NÀNG – Tiểu Xuân - Chương Xuân Di

 ĐỨC PHẬT VÀ NÀNG – Tiểu Xuân - Chương Xuân Di



Bản dịch khác có tên là Không phụ Như Lai. Không phụ Nàng; Bất phụ Như Lai, Bất phụ Khanh.
Mình thích cái tên Bất phụ Như Lai, Bất phụ Khanh hơn vì theo mình nó phù hợp hơn với câu chuyện.

Một số người so sánh quyển này với NHỮNG CON CHIM ẨN MÌNH CHỜ CHẾT của Colleen Mccullough.
Theo mình thì cả hai chỉ có một điểm chung duy nhất là Tình Yêu giới tính vượt qua rào cản tôn giáo. Còn lại thì rất khác nhau. Nên sự so sánh như thế là rất khập khiễng.
Cũng theo mình, cuốn ĐỨC PHẬT VÀ NÀNG rất hay và cũng rất đáng đọc.

ĐỨC PHẬT VÀ NÀNG là cuốn sách kinh điển trong thể loại xuyên không.
Ngoài vấn đề Tình Yêu thoát tục, đẹp như tơ lụa, thì điều đáng giá nhất ở trong cuốn truyện này là bạn có thể có thêm rất nhiều những hiểu biết về lịch sử cổ đại, về Phật Pháp, những tâm tư Hỉ Nộ Ái Ố mà người bình thường gần như không thể nào vượt qua được, đã thể hiện ở những bậc đại sư lừng danh trong lịch sử cổ đại như thế nào.
Tác giả Tiểu Xuân - Chương Xuân Di, người Trung Quốc. (Mọi người có thể tìm hiểu về cô gái tài ba này trên google.)
Châm ngôn sống của cô ấy: đọc vạn cuốn sách, đi vạn dặm đường, nghe vạn chuyện đời. Đam mê lớn nhất trong cuộc đời cô là được một mình ngao du bốn biển.
Chương Xuân Di là người tài giỏi và có tầm hiểu biết sâu rộng về lịch sử.
Cô ấy đã viết một câu chuyện có thật bằng những kiến thức uyên bác về lịch sử, về giáo lý Phật giáo và bằng những kinh nghiệm cuộc sống về Tình yêu.
Thực sự cô ấy viết hay tới mức khi đọc truyện mình có cảm giác mình là người trong cuộc, đang sống cùng những sự kiện lịch sử với nhân vật.
Câu truyện viết về Đại sư Kuarajiva (tên thường gọi là Kumarajiva, Rajiva), - một cao tăng nổi tiếng của Trung Quốc . Ngài đã có công dịch thuật và truyền bá kinh điển Đại thừa Phật giáo đến đời nay.
Trong truyện, nhân vật nam chính là tăng sư Kumarajiva là một người với dung mạo sáng đẹp ngời ngời, tài giỏi, gia đình giàu có, và vô cùng thánh thiện; một tăng sư với lý tưởng lớn lao vĩ đại cứu độ giúp người và cũng vô cùng vụng về ngây thơ trong tình ái.
Nhân vật nữ chính là Ngãi Tình, một cô nghiên cứu sinh ở thời hiện đại, xuyên không để tìm hiểu về lịch sử.
Qua ngòi bút của Chương Xuân Di, Ngải Tình hiện lên là một cô gái lanh lợi, xinh đẹp và thông minh phi phàm.
Xuyên suốt tác phẩm chính là tình yêu của cô nghiên cứu sinh lịch sử của thế kỉ 21 với Đại sư vĩ đại Kuarajiva trong lịch sử - một tình yêu vượt thời gian, vượt trên thế tục để viết lên một huyền thoại trên con đường tơ lụa từ 1650 năm trước.
Tình yêu của họ dù bị ngăn cách bởi thời gian 1650 năm, bởi bức tường lịch sử và sự khác biệt văn hóa, ngôn ngữ, phong tục, vẫn là một mối tình đẹp như mơ, ngọt ngào , thủy chung, đằm thắm.
Trong khi, Kumarajiva là một nhân vật vĩ đại trong lịch sử thì Ngải Tình chỉ là một sinh viên khoa lịch sử, thử nghiệm du hành thời gian.
Truyện đan xen giữa hiện đại và quá khứ.
Những nghi thức những lễ hội cổ xưa.
Những cuộc chiến khốc liệt diễn ra trong lịch sử, những khổ đau mất mát mà các nhà truyền bá tôn giáo phải chịu đựng để mang lại cho đời ơn cứu độ chúng sinh.

ĐỨC PHẬT VÀ NÀNG
Một cuốn sách thực sự lôi cuốn người mê đọc sách như mình.
Mình thích cuốn này.
Những bạn nào am hiểu Phật Pháp có thể đọc. Chắc các bạn sẽ thấu hiểu nó một cách nào đó.
Hơn mình và có thể khác mình rất nhiều.
---------------------------
Một số những lời bình luận khác về cuốn tiểu thuyết Đức Phật và nàng

– “Rajiva vẫn bình thản trước tháng năm, chờ đợi cô gái mà vì nàng , Rajiva tình nguyện bị đày xuống, dù là tầng sâu nhất của địa ngục.”
– “Đó là thứ tình cảm rất đời, không yêu không giận không xúc cảm, sao có thể từ tâm, sao có thể bác ái, sao có thể phổ độ chúng sinh”.